Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Nhận thức mới về Quốc hiệu nhà Đinh



                    Nhận thức mới  về Quốc hiệu nhà Đinh
                                                                                                         Đinh Văn Tuấn
           Theo chính sử, Quốc hiệu Đại Cồ Việt 大瞿越 do vua Đinh Tiên Hoàng đặt ra vào năm 968 sau khi thống nhất đất nước, đóng đô ở Hoa Lư, thiết lập triều chính, đây chính là quốc hiệu chính thức đầu tiên của dân tộc Việt, của một triều đại chính thống sau khi giành lại độc lập, tự chủ kết thúc giai đoạn 1000 năm đất nước bị Trung Hoa đô hộ. Quốc hiệu Đại Cồ Việt từ trước đến  nay là một trong những bí ẩn của lịch sử gây nhiều tranh cãi, đã từng có rất nhiều ý kiến, giả thuyết được đưa ra, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một giả thuyết nào có sức thuyết phục cao, xác đáng theo  tinh thần khoa học. Một bài toán hiểm hóc vẫn chưa có lời giải  vì thế chúng tôi đã viết bài  khảo luận này  để cố gắng  thử đưa ra một cách giải quyết vấn đề  theo một nhận thức mới  có khả năng tiến gần sự thật hơn.
I. Khảo sát về chữ cồtrong Quốc hiệu nhà Đinh
A. Clà chữ Nôm?
          Có lẽ người đầu tiên cho chữ cồtrong Quốc hiệu Đại Cồ Việt大瞿越của nhà Đinh là chữ Nôm xuất hiện vào thế kỷ X là học giả Sở Cuồng Lê Dư đã viết trong Chữ Nôm với Quốc ngữ [Nam Phong Tạp Chí. Tập 30. Số 172. Năm 1932, (tr 496)] như sau:    Xét ra thứ chữ Nôm có chép ở trong sử, bắt đầu từ chữ Bố Cái Đại Vương là một chứng cứ tượng ra trước nhất, và đến đời Đinh, cũng dụng thứ chữ Nôm, đặt tên nước là Đại Cồ Việt” rồi đến Trần Văn Giáp.trong Lược khảo về nguồn gốc chữ Nôm [Nghiên cứu lịch sử 127. 1969], Đào Duy Anh trong Chữ Nôm. Nguồn gốc – cấu tạo - diễn biến [NXB Khoa học Xã hội 1975]Lê Văn Quán trong  Nghiên cứu về chữ Nôm [NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội 1981], Nguyễn Khuê trong Những vấn đề cơ bản của chữ Nôm [NXB Thành Phố Hồ Chí Minh 1999]v.v.. các học giả và nhà nghiên cứu Hán Nôm trên đều cho rằng chữ “” là chữ Nôm đọc là “cồ” (nghĩa là to, lớn) và khẳng định chữ Nôm đã xuất hiện vào thời Đinh, thế kỷ X với chữ cồnhư một chứng tích quan trọng. Trước năm 1932 qua thư tịch, quốc hiệu nhà Đinh chưa thấy đặt thành vấn đề gì, có vẻ như đối với các nhà Nho xưa大瞿越là những chữ Hán rất quen thuộc chứ không xa lạ như thời hiện đại. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến luận thuyết về chữ trong quốc hiệu nhà Đinh là chữ Nôm có thể là do sự ngộ nhận về chữgắn liền với âm Hán Việt là “cồ” khởi đầu từ học giả như Gustave Dumoutier, viết theo âm Hán Việt là “Đại CỒ Việt” trong Etude historique et archéologique sur Hoa Lư. Première capitale de l' Annam indépendante 1894 và các học giả tiếp theo viết chữ quốc ngữ thời kỳ đầu như Phan Kế Bính với Nam Hải dị nhân liệt truyện [1912, Thanh Niên tái bản 1999], Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược [1919, Trung Tâm Học liệu tái bản 1971], Đào Duy Anh với Giản Yếu Hán Việt từ điển. [Tiếng Dân. Huế 1932]  khiến cho các học giả, nhà nghiên cứu Hán Nôm sau này đã dựa vào để gán nghĩa cồ  là to, lớn  theo cách hiểu hiện đại, chẳng hạn như Đào Duy Anh đã từng viết: “Cồ nghĩa là lớn... Trong Sử ký thấy dùng từ cồ trong tên nước ở thời nhà Đinh là Đại Cồ Việt. Ngày nay ta cũng còn thấy dùng chữ kép đại cồ lồ”[Chữ Nôm, sđd]. Thực  ra thì chữ Hán xưa kia không phải được các nhà Nho Việt đọc theo âm Hán Việt là “cồ” vì theo các bằng chứng chữ Quốc ngữ xưa nhất như:
          1- Cours d'histoire annamite/ Trương Vĩnh Ký. Saigon 1875 và bản Quốc ngữ “ Tóm lại về sự tích các đời vua xứ Annam” trong Manuel des écoles primaires ou simples notions sur les sciences. A l’usage des jeunes élèves des écoles de l’administration de la basse-cochinchine (Volume 1)/ Trương Vĩnh Ký. Saigon 1876.
          2- Histoire ancienne et moderne de l'Annam, Tong-king et Cochinchine/ L'Abbé Adr. Launay. Paris 1884.
          3- Contes et légendes Annamites – A. Landes. Saigon 1886.
          4- L'empire d'Annam et le peuple annamite / J. Silvestre (1889)
          5- Lược biên Nam-việt sử-ký lịch triều niên-kỷ. Tableau chronologique des Souverains de l'Annam/ Georges Maspero. T'oung Pao, Vol. 5, No. 1 (1894).
          6- Đại Nam lịch đại ký niên. Chronologie des souverains de l’ Annam/ Albert Schroeder. Paris 1904 (Kho Đông Dương - Thư viện Quốc gia Việt Nam http://dlib.nlv.gov.vn )  
          7- Đại Nam quốc lược sử - Alfred Schreiner biên soạn, Nguyễn Văn Nhàn dịch. Sài gòn 1905 và  Abrégé de l'histoire d'Annam / Alfred Schreiner, Saigon 1906.
          8-  Annam et Indo-Chine Francaise/ Colonel E Diguet. Paris 1908.
          9- Bụt sử lược biên thiệt truyện - Thuật sự tích và lời huyền diệu của Bụt Gaudam( Cù Đàm Bụt) ở xứ Kapilavastu (ca duy la việt quốc)/ G. Ch Tran Chanh phụng dịch. Sai Gon 1913 .
          10-  Nam Việt lược sử/  Nguyễn Văn Mại, Sai Gon 1919
          Tất cả  đều được phát âm và viết chữ Quốc ngữ qua sách in ra là “Đại CÙ Việt” (hoặc Đại CỤ Việt), như vậy xét về  thời gian, âm đọc “ CÙ ” có trước âm đọc “ CỒ ”, cho đến nay chưa thấy một bằng chứng chữ quốc ngữ nào đã viết quốc hiệu nhà Đinh là “Đại CỒ Việt” trước dấu mốc năm  1875 như tài liệu của Trương Vĩnh Ký đã viết là “Đại CÙ Việt” (xem hình bên trái) nhưng chỉ có Gustave Dumoutier đến năm 1894 mới viết quốc hiệu nhà Đinh là “Đại CỒ Việt”. Xem trong tự vị Dictionarium Anamitico-Latinum/ P.J. Pigneaux (1772-1773) (bản chép tay) thì âm “cồ”- từ Việt- được ký âm bằng chữ (viết giản phần đầu) và âm “cù” -từ Hán- lại được viết là (viết giản phần đầu) nhưng bên dưới lại chính là chữ kèm theo nghĩa của nó, vậy Béhaine đã hiểulà một, (xem hình bên phải) và trong Dictionarium Anamitico-Latinum của J.L. Taberd (1838)Đại Nam Quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (Sài Gòn 1895-1896) cả hai soạn giả đã không dùng chữ nhưng lại dùng chữ để ký âm từ cồ, chứng tnếu đương thời chữ Hán có âm Hán Việt là “cồ” dĩ nhiên sẽ lấy ngay để ghi âm CỒ và sẽ  không cần dùng chữ cùđể ký âm “cồ” nữa, nghĩa là xưa 瞿, đều có âm Hán Việt là CÙ nên có thể dùng chữ nào cũng được để ký âm, thêm một bằng chứng nữa từ Đại tự điển chữ Nôm [NXB Văn Nghệ TPHCM 1999] của cụ Vũ Văn Kính thì âm “cồ”  có 2 tự dạng(viết giản phần đầu),đều dựa vào âm đọc “cù” của một chữ Nôm hài thanh có tự dạng kết hợp gồm(ý) + (âm), đáng lưu ý ở phần chỉ âm đã dùng cổ để định âm, phải đọc là cồ chứ không phải là , như vậy rõ ràng chữ Hán xưa có âm Hán Việt là “cù”chứ không phải là “cồ”,  có thể nguyên nhân dẫn đến cách đọc biến đổi từ CÙ sang CỒ chính là do sự ngộ nhận của các học giả tiền bối  khi tra cứu các tự vị xưa về âm và nghĩa của chữ trong 3 ch Quốc hiệu 大瞿越 (có khi do tâm lý muốn tránh trùng âm với “cù” trong cù lần, con cù dễ làm hạ thấp quốc hiệu) để rồi bắt đầu xuất hiện một định kiến  về chữ đọc là CỒ  như cách đọc Hán Việt  cũng là chữ Nôm có âm đọc là  CỒ với nghĩa “to, lớn” và sau này hiện diện đường hoàng trong Giản yếu Hán Việt tự điển (1932)  của  học giả Đào Duy Anh như sau: CỒ ,大瞿越 Đại Cồ Việt. Quốc hiệu nhà Đinh là大瞿越đã làm đau đầu các học giả, sử gia  về cả nghĩa Hán lẫn nghĩa Nôm! Nhưng nếu xưa tiền nhân chỉ đọc大瞿越là Đại CÙ Việt  thì chữquả thật gây lúng túng, khó hiểu đối với hậu thế vì chữ Hánvới các nghĩa chính, thông thường của nó khi ghép vào Đại Cù Việt大瞿越lại có vẻ như chẳng thích hợp, xứng đáng với quốc hiệu một nước, nhất là trong tình hình chữ Hán bị phế bỏ, thì chữ “cổ quái” càng  trở nên bí hiểm gây ra nhiều tranh luận, suy đoán,  ngược lại nếu đọc大瞿越  Đại CỒ Việt  lại có phần dễ hiểu hơn với cách hiểu cồ có nghĩa là to, lớn  dù Hán Nôm “giao duyên”, dù trùng nghĩa : to – lớn  đi nữa, điều quan trọng là vào thời Đinh, chữ Nôm đã xuất hiện với chữ Cồtrong Đại Cồ Việt 大瞿越!
           Sự thực có phải là một chữ Nôm?  Trước hết xét về mặt văn bản, 3 chữ 大瞿越xuất hiện chính thức trong bộ sử lớn triều Lê là Đại Việt sử ký toàn thư (nguyên bản chữ Hán xem trong nomfoundation.org bản dịch của Viện KHXH 1985-1993, NXB KHXH Hà Nội 1993) được biên soạn bằng Hán văn ở Bản Kỷ, Kỷ Nhà Đinh, Tiên Hoàng Đế với đoạn : “大瞿越: đặt quốc hiệu là Đại Cù Việt”  theo sau 3 chữ大瞿越soạn giả không hề ghi chú gì đặc biệt liên quan đến chữ(xem hình  bên phải) và nếu nó là một chữ Hán dùng theo cách hiểu người Việt với âm và nghĩa khác Hán dĩ nhiên sẽ  được chú giải cẩn thận. Trong các văn bản chữ Hán xưa vẫn thường thấy có những ghi chú đặc biệt đối với những chữ Hán  nào đó có thể gây khó hiểu như trong ĐVSKTT, Bản kỷ, Lý Anh Tông  đã từng ghi chép như sau “Điện Tiền Vũ ”Cứt” chứ chẳng phải “Đáí”! (chú giải): Phương ngôn nói chữ Cát Đái là cứt đái” hay trong Lĩnh Nam chích quái (Đinh Gia Khánh chủ biên NXB VH 2001), ở Truyện Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương  với  chú giải về 2 chữ “Bố Cái”: “Tiếng địa phương gọi cha là bố, gọi mẹ là cái cho nên có tên ấy” qua đó, có thể xác nhận chữ trong大瞿越nguyên thủy chỉ là một chữ Hán thuần túy và hiển nhiên không phải là chữ Nôm. Xét về mặt ý nghĩa, trong tiếng Việt âm “cồ” thời cổ chưa bao giờ được hiểu theo nghĩa to, lớn  như trong các tài liệu tự điển, tự vị xưa như sau đây đã chứng minh:
          1- Dictionarivm Annnamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm / Alexandro de Rhodes (1651)bản dịch  Thanh Lãng – Hoàng Xuân Việt – Đỗ Quang Chính. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1991: Cồ, gà cồ: Con gà mái loại cao lớn, con gà đực loại rất to lớn. Loại gà rất thích hợp để chiến đấu. Gà chọi, cùng một nghĩa.
          2- Dictionarium Anamitico-Latinum / P.J. Pigneaux (1772-1773): Cồ, gà cồ: thứ gà to dùng để chọi. (bản dịch Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên) và Dictionarium Anamitico-Latinum / J.L. Taberd (1838). Cồ,  gà cồ : loại gà to dùng để chọi.
          3- Dictionarivm Anamitico-Latinum/ J.S Theurel.Ninh Phú 1877: Cồ, gà cồ : loại gà to dùng để chọi (chữ Latinh tạm dịch theo Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên – sđd -)
          4- Đại Nam Quấc âm tự vị .Tom I. A-L/ Huình Tịnh Paulus Của. Sài Gòn 1895: Cồ: To, lớn - gà cồ: gà to xương, cao lớn.
          5- Dictionnaire Annamite-Français / J.F.M. Génibrel (1898): Cồ. Gà cồ: gà chọi. Cồ hung: quá đỗi. (Tạm dịch)
           6- Việt Nam tự điển / Hội khai trí tiến đức, Hà Nội 1931 (Mặc Lâm tái bản 1968) : Cồ . Gồ lên, cộm lên . (Đại Cồ) Việt tên nước ta về đời nhà Đinh. Cồ Đàm tên Phật Thích Ca.
          Như vậy đa số các từ thư trên đều chỉ ghi nhận ý nghĩa chính của 2 chữ gà cồ là tên, danh từ chỉ một loại gà có tên gọi là “cồ” với thân hình cao lớn, giống  gà chọi nhưng chỉ đến ĐNQÂTV của Paulus Của (xem hình bên phải) mới thấy lần đầu tiên âm “cồ” được giải thích là  to, lớn và có thể nói Huỳnh Tịnh Của đã thiếu chính xác khi định nghĩa cồ có nghĩa to, lớn  nhà biên soạn tự vị đã không dẫn ra được một mục từ nào khác  thực sự có ý niệm to, lớn ngoài  2 chữ gà cồ. Cũng theo P. Của, ở mục từ Gà, gà trục: cùng nghĩa với gà cồ: gà to xương, cao lớn, vậy không lẽ từ “trục” cũng là “to, lớn”?  Đáng ngạc nhiên nhất là VNTĐ (1931) lại  không hề biết gì đến tiếng cồ có nghĩa là to, lớn! Càng chứng minh cách hiểu cồ có nghĩa là to, lớn là một ngộ nhận khởi đi từ Huỳnh Tịnh Paulus Của và chỉ bắt đầu xuất hiện sau khi học giả Sở Cuồng Lê Dư từ năm 1932 đã xác nhận là chữ Nôm có trong quốc hiệu nhà Đinh là Đại Cồ Việt 大瞿越, từ đó trở về sau đã trở thành một định kiến, ngộ nhận về chữ Nôm đã có từ thời Đinh với chứng tích là chữ cồ. Qua các tác phẩm chữ Nôm xưa, cho đến nay chưa tìm thấy một chữ viết là ký âm cho tiếng cồ với nghĩa chính xác là to, lớn. Theo Học giả Đào Duy Anh trong Chữ Nôm (sđd)  khi giải thích 3 chữ “勉德瞿” có trong Hội thứ 7, Cư trần lạc đạo phú của vua Trần Nhân Tông: “Vâng ơn Thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo; Mến đức Cồ 勉德瞿, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chayđã cho rằng là chữ Nôm có âm là cồ    Cồ nghĩa là lớnnhưng thật ra    bài phú vua nhà Trần chữ trong “勉德瞿 là một chữ Hán đọc chính xác theo âm Hán Việt xưa là chỉ mang sắc thái Phật giáo, CÙ ở đây chính là tên viết tắt của Cù Đàm , danh xưng Phật Thích Ca hay tượng trưng cho đạo Phật  và rất phù hợp với thể đối của phú : Vâng ơn Thánh, hướng về đạo đức Nho giáoMến đức ,…hướng về  giáo lý nhà Phật (Học giả Hoàng Xuân Hãn, Lê Mạnh Thát cũng đã từng xác nhận Mến đức Cù (Cồ) là Mến đức Cù (Cồ) Đàm), đây cũng chính là một thí dụ rõ ràng về sự ngộ nhận từ Hán sang Nôm qua cách hiểu: đọc là cồ theo nghĩa to, lớn. Tiếng cồ không thấy trong  tục ngữ, ca dao … tuy trong dân gian cũng thấy nói “ lớn cồ đầu” (lúc nhỏ tôi vẫn nghe mẹ tôi mắng “lớn cồ đầu rồi mà…”) hay các tên gọi động vật như dế cồ, vịt cồ nhưng chắc hẳn chỉ là sản phẩm của cách hiểu ngộ nhận cồ lớn  - đầu thế kỷ XX - như  trên đã chứng minh.          
          Tóm lại CỒ  theo các tài liệu xưa chỉ là một danh từ, tên gọi của một loài gà chọi có thân hình to lớn, chứ chưa bao giờ thực sự được hiểu như một tính từ có ý nghĩa là to, lớn. Cho nên nếu hiểu Đại Cồ Việt theo kiểu: nước Việt to - lớn  dĩ nhiên là một cách hiểu sai lầm khi tạo ra một lối ghép chữ nửa Hán nửa Nôm trùng nghĩa ngây ngô, xa lạ với cấu trúc tiếng Việt vì đúng ra  - nếu hiểu cồ là lớn – Quốc  hiệu sẽ phải là (Đại) -Việt Cồ  hay  (Đại) Việt – Cồ chứ không phải là (Đại) - Cồ Việt nhưng trong lịch sử ta chưa bao giờ nghe nói đến tên nước Đại Việt Cồ hay Việt Cồ. Theo tình hình nghiên cứu về nguồn gốc chữ Nôm hiện nay, đa số các học giả, nhà nghiên cứu Hán Nôm trong và ngoài nước đều thận trọng dừng lại ở dấu mốc khai sinh chữ Nôm vào khoảng thời Lý – Trần mà thôi. Chính vì thấy cách hiểu chữ cồ(lớn) là không hợp lý, nên học giả Hoàng Xuân Hãn đã cố gắng đi tìm một cách hiểu khác như đã viết trong Văn Nôm và chữ Nôm đời Trần Lê (phần chú thích(8) trang 1092) [La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn tập III, NXB Giáo Dục 1998]: “Lần thứ hai trong quốc sử thấy chữ mượn âm là quốc hiệu đời Đinh: Đại Cồ Việt大瞿越, chữ Cồ chắc là từ Việt, người ta thường hiểu là lớn. Nhưng ý lớn đã chứa trong chữ Đại rồi. So sánh những âm Cá, Cổ, Cự, Khả, Kẻ thì thấy ý nghĩa âm Cồ là xứ có lẽ hợp lý hơn” Nhưng thực ra không thấy bằng chứng văn tự (Nôm, Quốc ngữ) nào sự ghi nhận cồ xứ cả. Trước và sau nhà Đinh cũng chưa hề thấy từ cồ được ghép vào tên nước, quan trọng hơn là sự thật, theo phát hiện của chúng tôi - sẽ trình bày phần sau - nhà Đinh chưa bao giờ có danh xưng nước là Đại Cồ Việt nhưng chỉ thông dụng danh xưng nước là Đại Việt mà thôi và vì thế mọi giả thuyết bám vào Đại Cù Việt để chứng minh chữ Nôm cồ(lớn, xứ) có từ đời nhà Đinh, theo quan điểm của chúng tôi là thiếu giá trị thuyết phục.
B. CÙ chữ Hán:          
           Như vậy chữ trong Quốc hiệu nhà Đinh hiển nhiên không thể là chữ Nôm  nhưng chính xác chỉ là một chữ Hán từ nguyên thủy và Đại CÙ Việt大瞿越sẽ chỉ được hiểu đúng theo ý nghĩa Hán văn mà thôi, theo Hán ngữ đại từ điển漢語. Quyển 7 (tr 1261) [La Trúc Phong chủ biên. Hán Ngữ Đại Từ Điển Xuất Bản Xã. 1991]:
(1)  [廣韻》其 俱切,平虞,羣.] (Âm Hán Việt: cù)
     1- 古兵器名.戟属.(Một loại binh khí cổ như cái kích). 2. 植物根、叶旁生横出. (Thực vật) . 3. 氏的省称. 亦指佛教或与佛教有的事物. (Gọi tắt tên họ -của Phật-  là Cù Đàm, chỉ Phật giáo ). 4. 通“衢”.(Dùng thông vớicù). 5. . (Tên họ)
(2) [ 廣韻》九遇切,去遇,見.] (Âm Hán Việt: cố)
1. 貌;惊视. (Vẻ nhìn kinh sợ) . 2. . (Sợ hãi)
,:四通八的地方.瞿,通.雀山墓竹簡孫子兵法.九地》“有地,有重地”按,行本作地”(địa điểm thông suốt mọi bề, cù dùng thông với   ”. Trong Tôn Tử binh pháp (trúc giản ở mộ Ngân Tước Sơn Hán), thiên Cửu địa ghi: “có thế đất Cù Địa, có thế đất Trọng Địa” theo đó, ()vẫn thông hành viết là “”.
          Trong Hán Việt tự điển (tr 432) của Thiều Chửu [Đuốc Tuệ. Hà Nội 1942], : 
             1. Thấy mà nao lòng, nhìn thấy mà rật mình (ngơ ngác), 2.  Nhìn như vọ, 3 . Một thứ đồ binh như cái kích. Cũng đọc là chữ cú.
             Qua hai từ thư trên ta nhận thấy không có âm đọc phiên thiết nào là cồ  và với tất cả các nghĩa của 瞿,sau khi loại bỏ các ý nghĩa không phù hợp khi ghép với quốc hiệu nhà Đinh, theo ý chúng tôi chỉ thấy 2 nghĩa tương đối có khả năng phù hợp với Quốc hiệu Đại Cù Việt đó là :
             1.     tên gọi tắt của Cù Đàm - tên họ Phật Thích Ca - tượng trưng cho Phật giáo  và Đại Cù Việt là nước Việt lớn theo đạo Cù Đàm - Phật giáo -  
2. Xưadùng qua lại lẫn nhau (có thể dẫn thêm Khang Hy tự điển [Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1997]):“音衢.義同(âm , nghĩa đồng với). Chữ Hán , theo Nhĩ Nhã, Thích Cung:“四達,謂之”, Thuyết Văn : “四達謂之衢”, Khang Hy tự điển:“四達道也Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán Việt tự điển Thiều Chửu cũng đều định nghĩa là  con đường thông suốt bốn ngả, vậy Đại Cù Việt là nước Việt lớn như con đường thông suốt bốn ngả .
Nếu Đại Cù Việt nước Việt lớn theo đạo Cù Đàm xem ra cũng phù hợp với sử sách nói thời Đinh rất sùng mộ đạo Phật và ý nghĩa này đã từng được một số nhà nghiên cứu tán thành như học giả J. De Francis, Giáo sư Nguyễn Khắc Kham, nhà nghiên cứu An Chi, nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Trọng Dương (theo viethoc.org/phorum)…Nhưng xét kỹ lại không hợp lý bởi không thể dựa vào tình hình sùng bái đạo Phật ở thời Đinh để quả quyết Đinh Tiên Hoàng đặt Quốc hiệu chứa đựng chữ Cù (Đàm) tượng trưng cho Phật Giáo, điều này là có thể có và cũng có thể không. Người ta quên rằng theo chính sử Đinh Tiên Hoàng đã từng phong cho Ngô Chân Lưu làm Tăng thống, Trương Ma Ni làm Tăng lục và đồng thời cũng phong cho Đạo sĩ Đặng Huyền Quang chức Sùng chân uy nghi chứng tỏ thời Đinh ngoài Đạo Phật ra thì Đạo giáo cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng từ dân gian đến cung đình, có thể nói nhà Đinh sử dụng tôn giáo như một kế sách chính trị nhằm an dân và thu phục nhân tâm, hơn nữa vua Đinh đã dùng các cực hình như đặt vạc dầu ở trước điện, cũi hổ để trừng trị tội nhân ngay trước mắt quần thần, các tăng lữ sùng kính Phật giáo là một nghịch lý vì  những chuyện này trái với giáo lý từ bi hỉ xả của đạo Phật. Do vậy khó có thể cho nhà Đinh tôn đạo Phật là Quốc giáo được. Thực ra Phật giáo thời Đinh có khuynh hướng nặng về Mật Tông  hơn là Thiền Tông như các di vật khảo cổ là  các kinh tràng bằng đá được khai quật ở Hoa Lư trong đó khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của Mật tông đã chứng minh, trong bài viết Về tín ngưỡng cột kinh Phật đỉnh Tôn Thắng ở Thế kỷ X  GS. Hà Văn Tấn đã nhận định: Như vậy, những cột kinh tìm thấy ở Hoa Lư là biểu hiện một tín ngưỡng của Mật giáo Trung Quốc. ảnh hưởng của nó đã lan đến Triều Tiên. Và với những phát hiện ở Hoa Lư, ta thấy tín ngưỡng này đã phổ biến ở Việt Nam vào thế kỉ X.” (nguồn: daitangkinhvietnam.org/) và khi tìm hiểu sâu hơn, lại thấy trong kinh điển, giáo lý, ngôn từ của Mật giáo hầu như không dùng đến tên gọi Cù (Đàm) nhưng thường hay  dùng nhất là các tôn hiệu, danh xưng như Phật, Thích Ca Mâu Ni, Bột (Đà) hay Thế Tôn, Như Lai... cho nên hiện tượng Cù (Đàm) xuất hiện trong Quốc hiệu Đại Cù Việt  của nhà Đinh theo tinh thần Mật giáo là một điều bất hợp lý! Theo cư sĩ Huyền Thanh, một nhà phiên dịch kinh tạng Mật Tông của website mattong.wordpress.com đã nhận xét như sau: “Trong Kinh Điển của hệ Nam Truyền thường nhắc đến tên Cồ Đàm qua các tên gọi là: Đức Phật Cồ Đàm, Sa Môn Cồ Đàm... Hệ Đại Thừa dùng danh xưng Cồ Đàm để chỉ cho lúc Đức Phật còn là Bồ Tát. Kinh Điển của Mật Giáo thì không thấy dùng danh xưng Cồ Đàm Cả hai hệ này thường dùng Hồng Danh Thích Ca Mâu Ni ('Sàkya-muni) để chỉ ĐứcPhật”(trích thư trao đổi của chúng tôi và Huyền Thanh) Lịch sử đã chứng minh ở Trung Hoa thời nhà Đường  mặc dù cực thịnh về Phật giáo nhưng về chính trị xã hội, giáo dục  lại  chịu ảnh hưởng của ý thức hệ Nho giáo và cũng chưa thấy một nước nào ở Châu Á tôn đạo Phật vào hàng quốc giáo đã đặt tên nước mang tên họ, tôn hiệu Phật Thích Ca trước hay sau  nhà Đinh. Như vậy có thể kết luận, theo khuynh hướng Phật giáo để lý giải Đại Cù Việt là một giả thuyết thiếu khoa học.
Ngược lại, nếu Đại Cù Việt  nước Việt lớn như con đường thông suốt bốn ngả theo khuynh hướng chính trị xã hội  lại tỏ ra thuyết phục, hợp lý hơn hẳn. Theo sử sách, Đinh Bộ Lĩnh  sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân, được quần thần xưng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đóng đô ở Hoa Lư, thiết lập triều nghi mở ra một triều đại chính thống đầu tiên trong lịch sử (Đại Việt sử ký toàn thư  đặt nhà Đinh mở đầu Bản Kỷ), một đất nước độc lập, tự chủ sau 1000 năm lệ thuộc Trung Hoa, nước Việt thống nhất, hòa bình giờ đây đã hanh thông, là nơi (đường lớn) thông tứ phương, thể hiện khát vọng sâu xa của một bậc đế vương sau khi thông nhất sơn hà  từ đó làm cho nước Việt ngẩng cao đầu, nhìn ra thế giới rộng mở hơn, Đại Cù Việt có thể còn ẩn náu một khát vọng mở rộng đất đai biên cương trong hào quang chói lọi của vị Vạn Thắng Vương. Sử gia Lê Văn Siêu  vào năm 1964 đã từng viết  Đại Cồ Việt có nghĩa là nước Việt rộng lớn trông suốt cả bốn cõi hay tám cõi (bát hoang) theo lối hiểu ngày xưa (*), ấy là cái cao vọng của người không những muốn thống trị mà còn muốn bành trướng thế lực ra tám cõi nữa” [Việt nam văn minh sử cươngVăn minh Đại Việt. Nxb Thanh Niên, tái bản 2004, tr. 55] với lời chú giải (*): Đúng ra phải đọc là CỘ, không đọc là CỒ . Khang Hy tự điển chua cả 2 âm CỘ và CỒ và cắt nghĩa là một chỗ trông thẳng ( trừng thị ). Thiên Nam ngữ lục bản chép tay của trường Viễn Đông bác cổ chép : "Nước xưng Đại Cộ nối dời..." theo sử gia họ Lê  đây là cách hiểu của nhà Nho xưa nhưng đáng tiếc là ông đã giải thích sai về chữ, Khang Hy Tự Điển không có chú âm nào là CỒ hay CỘ mà chỉ có CÙ, CỤ, CÂU, về nghĩa thì "Trừng thị" là trợn mắt trông thẳng chứ không phải là một chỗ trông thẳng như Lê Văn Siêu hiểu, người ta đã đã không chú ý đến chữ Hán  xưa dùng thông với   như Khang Hy tự điển đã ghi nhận, sử gia Lê Văn Siêu cũng vậy, ông đã hiểu chữ với nghĩa “một chỗ trông thẳng” để gượng ép giải thích cách hiểu của cổ nhân: “Đại Cồ Việt có nghĩa là nước Việt rộng lớn trông suốt cả bốn cõi hay tám cõi (bát hoang)” nhưng thật ra cần phải hiểu 瞿= và 3 chữ大瞿越sẽ là , như vậy quốc hiệu Đại Cù việt của nhà Đinh mới đúng là có nghĩa như trên. Dù sao, thông tin của sử gia Lê Văn Siêu về “lối hiểu của người xưa” đã trở thành một chứng cứ cần thiết cho lập luận thiên về ý nghĩa chính trị xã hội.
II. Sự khai sinh của quốc hiệuĐẠI CÙ VIỆT qua thư tịch xưa:                                                                    
           Trong số những tài liệu chữ Hán xưa nhất còn lại của Việt Nam như (Đại)Việt sử lược, An Nam chí lược, Lĩnh Nam chích quái, Việt Điện u linh, Thiền uyển tập anh hoặc trong các di vật khảo cổ (bia đá, chuông đồng, gạch xây…) và kể cả thư tịch Trung Quốc thời Tống cũng đều không thấy ba chữ Đại Cù Việt, danh xưng của nhà nước thời Đinh, đáng chú ý là ĐVSL khi viết về Lý Bí (Nam Việt Đế ) vẫn ghi chép về quốc hiệu nhà Tiền Lý là Vạn Xuân nhưng đến nhà Đinh dù đã ghi chép khá đủ về Đinh Bộ Lĩnh nhưng lại thiếu sót một sự kiện quan trọng là không biết gì đến quốc hiệu Đại Cù Việt được vua Đinh Tiên Hoàng đặt ra như ĐVSKTT đã ghi chép! Nhưng không phải chỉ ĐVSL đến ANCL khi ghi chép về nhà Đinh cũng không nói đến và đến cả LNCQ, Đinh Tiên Hoàng ký (sđd) dù soạn giả đã ghi chép kỹ về hành trạng Đinh Bộ Lĩnh từ thơ ấu đến khi làm Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư, thiết lập triều nghi…thế nhưng lại tuyệt nhiên không biết gì đến quốc hiệu nhà Đinh là Đại Cù Việt! Một sự lãng quên, vì sơ xuất thật phi lý đã xảy ra trong các tài liệu xưa trước ĐVSKTT, quan trọng nhất là lại xảy ra trong chính LNCQ, một tập truyện ghi chép các truyện  tích truyền khẩu xưa chứng tỏ ngay cả trong ký ức dân gian xưa, trong truyền thuyết truyền miệng từ đời này sang đời khác đã vắng bóng 3 chữ Quốc hiệu nhà Đinh là Đại Cù Việt và càng chứng minh bản chữ Hán LNCQ còn lại (ký hiệu A1752- TVKHXH) đã được viết ra trước ĐVSKTT vì nếu viết sau chắc chắn soạn giả sẽ bổ sung quốc hiệu Đại Cù Việt vào truyện Đinh Tiên Hoàng rồi. (Trong Dư Địa Chí do Nguyễn Trãi biên soạn cũng thấy nói đến quốc hiệu Đại Cù Việt nhưng vì sách này thuộc bản khắc in sau ĐVSKTT và bị sửa chữa nhiều nên chúng tôi không lấy làm chứng cứ) Tình hình tài liệu chữ Nôm trước ĐVSKTT cũng thế, không tim thấy quốc hiệu Đại Cù Việt nhà Đinh trong thơ văn chữ Nôm. (Tuy trong Thiên Nam ngữ lục, câu 4102: "Nước xưng ĐẠI CÙ nối trời, cũng thấy chữ “” trong tên nước nhà Đinh nhưng theo các nhà nghiên cứu Hán Nôm thì sách này có niên đại khoảng Lê -Trịnh nên cũng chỉ xuất hiện sau ĐVSKTT). Tài liệu duy nhất ghi chép về quốc hiệu nhà Đinh là Đại Cù Việt chính là  bộ Đại Việt sử ký toàn thư (Hiện nay còn lưu lại bản khắc in mộc bản Nội Các Quan Bản niên hiệu Chính Hoà thứ 18, triều Lê Hy Tông, năm 1697 chúng ta mới thấy quốc hiệu nhà Đinh lần đầu tiên được khắc in  trong đoạn văn sau: Bản Kỷ. Đinh Kỷ. Tiên Hoàng Đế: “戊辰,元年(宋開寶元年)帝即位.大瞿越: Mậu Thìn, năm thứ I [968], (Tống Khai Bảo năm thứ I) Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu Đại Cù Việt”. ĐVSKTT đã căn cứ vào tài liệu thành văn, truyền tích nào để khẳng định nhà Đinh vào năm 968 đã đặt quốc hiệu là Đại Cù Việt? Như trên đã khảo sát các nguồn tài liệu trước ĐVSKTT, toàn bộ đều vắng bóng Đại Cù Việt nhưng chỉ thấy rải rác trong thư tịch, bia đá, chuông đồng các danh xưng nước ta khoảng thời Triệu đến Lý, Trần với các tên nước như Nam Việt, Việt, Nam, Đại Việt, Cự Việt. Ngay chính thời Lý theo chính sử với Quốc hiệu là Đại Việt nhưng trong văn khắc bia đá đời Lý cùng thời lại có 2 tấm bia khắc quốc hiệu khác nhau như Đại Việt quốc đương gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi ( ) do Nguyễn Công Bật soạn, niên đại Thiên Phù Duệ Vũ 2 (1121) và Cự Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi minh tự ( ), khuyết danh, niên đại khoảng năm 1159 (theo Bước đầu tìm hiểu những giá trị của văn bia Việt Nam đối với việc nghiên cứu tư tưởng chính trị xã hội nước ta thời phong kiến. Trịnh Khắc Mạnh, Tạp chí Hán Nôm số 2-1998), và văn khắc chuông đồng 天福寺洪鐘銘文Thiên Phúc tự hồng chung minh văn, có đoạn khắc tên nước viết chử Hán là Cự Việt巨越 :”道行禪師緣化巨越國Thiền sư Đạo Hạnh đi lạc quyên trong nước Đại Việt)- theo Thiền sư Từ Đạo Hạnh và văn khắc chuông chùa Thiên Phúc – Nguyễn Hữu Vinh dịch và giới thiệu, Thích Thiện Niệm đính chính, nguồn : trangnhahoaihuong.com – như vậy cần phải suy xét lại cho minh bạch về quốc hiệu nhà Lý là Đại Việt có thực là một quốc hiệu chính thức, duy nhất  được vua Lý Thánh Tôn vào năm 1054 đặt ra lần đầu tiên như ghi chép của ĐVSKTT: Bản Kỷ. Lý Thánh Tông: “號曰大越: đặt quốc hiệu là Đại Việt” ? – Hiển nhiên qua các chứng cứ xác thực từ các di vật văn hóa trên lại dẫn đến phủ định chứ không phải là khẳng định! Không có một lý do nào thỏa đáng để biện minh cho hiện tượng một nước có hai quốc hiệu chính thức. Theo khảo sát của chúng tôi, hóa ra từ các triều đại kể từ Triệu đến Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý  thì ngoài quốc hiệu Nam ViệtVạn Xuân đã ghi trong sử sách ra trong thư tịch và các di vật văn hóa (bia, chuông) không thấy có một quốc hiệu chính thức nào khác dù là Đại Cù Việt của nhà Đinh hay Đại Việt  của nhà Lý, bằng chứng quan trọng nhất là các viên gạch khai quật ở di chỉ khảo cổ Hoa Lư - Ninh Bình  và Hoàng Thành Thăng Long –Hà Nội có đóng in dấu “大越軍城塼Đại Việt quốc  quân thành chuyên” gạch xây thành quân sự của nước Đại Việt (xem hình bên dưới) được các nhà khảo cổ học VN xác nhận thuộc niên đại cuối thế kỷ X đầu
thế kỷ XI. Về gạch xây thành nhà Đinh, Giáo sư Đỗ Văn Ninh đã nhận định qua bài viết Tìm hiểu vài loại gạch cổ khai quật ở Ba Đình ”(Nguồn:http://www.quehuongonline.vn/VietNam/Home/Dat-nuoc-Con-nguoi/Hoang-thanh-Thang- Long/2005/04/1E0A8257/) như sau: “Trong Hội thảo khoa học về đề tài “Từ Hoa Lư tới Thăng Long”, tôi đã có dịp trình bày một ý kiến: “Chỉ có nước Đại Việt, không có nước Đại Cồ Việt, ý kiến đó dựa vào sự tồn tại khách quan của những viên gạch xây kinh đô có in quốc hiệu “Đại Việt”. Không một người thợ làm gạch nào ở Hoa Lư cả gan dám đổi quốc hiệu thành “Đại Việt” nếu thời Đinh - Lê có quốc hiệu là “Đại Cồ Việt, thật bất ngờ danh xưng “Đại Việt大越” lại được chính thức sử dụng vào triều Đinh và đã trở thành một chứng cứ phủ nhận quốc hiệu Đại Cù Việt như đã từng được ghi chép chính thức trong ĐVSKTT, cũng chính bằng chứng này đã phủ nhận luôn quốc hiệu Đại Việt lần đầu tiên được đặt ra từ triều Lý Thánh Tông theo ĐVSKTT bởi vì  nếu thời Đinh có quốc hiệu là Đại Việt, dĩ nhiên nhà Lý chỉ sử dụng lại quốc hiệu cũ chứ không phải là đặt tên mới. Cùng với danh xưng nước là “Cự Việt” có trong bia và chuông đời Lý  và danh xưng nước là “ Đại Việt” có trong viên gạch xây thành đời Đinh, Tiền Lê đã trở thành chứng tích chắc chắn nhất để chứng minh vào thời Đinh, Lý không hề có một quốc hiệu chính thức nào nhưng chỉ là một trong những tên gọi nước một cách tự phát, tùy ý của vua quan từng triều đại và kể từ nhà Đinh thì quốc hiệu Đại Việt mới được dùng một cách phổ biến suốt trong các triều đại sau như Lý, Trần, Lê, Trịnh, Tây Sơn và chỉ biến mất vào thời nhà Nguyễn.
             Những viên gạch Hoa Lư mang tên “Đại Việt quốc quân thành chuyên”đã có sức mạnh làm thay đổi các định kiến từ bấy lâu về quốc hiệu nhà Đinh, chẳng hạn như nhà Khảo cổ học, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu đã từng thử đưa ra một lý giải mới qua bài viết Vật liệu kiến trúc bằng đất nung tại di tích hoàng thành Thăng Long (nguồn: vanchuongviet.org) như sau: ““Cồ” là một từ tiếng Nôm cũng chỉ sự to lớn... Căn cứ vào chữ in trên những viên gạch xây thành Hoa Lư thì phải chăng, quốc hiệu thời Đinh – Tiền Lê và cả thời Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông chính là Đại Việt (cả hai từ đều là chữ Hán) nhưng trong dân gian thì vẫn phổ biến thói quen nói ghép hai từ Hán – Nôm đồng nghĩa nên gọi là Đại Cồ Việt (tương tự như từ: bông hoa), để rồi sử đời sau là Đại Việt sử ký toàn thư  thời Lê ghi lại  quốc hiệu theo cách gọi dân gian này và cả sự kiện vào năm 1054, niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình năm thứ nhất, vua Lý Thánh Tông “đặt quốc hiệu là Đại Việt” như một sự “xác định lại cách gọi tên nước ta cho đúng?” theo ý chúng tôi TS Nguyễn Thị Hậu đã không thoát khỏi quỹ đạo “chữ Nôm cồ (lớn) có từ thời Đinh” như chúng tôi dã phê bình ở phần trên, do đó cách lý giải: vì Cồ = Lớn = Đại nên Đại Cồ là một kiểu nói bình dân nên Đại Cồ Việt  = Đại Việt  cũng không có hy vọng tiến gần sự thật. Một giả thuyết mới khác cũng nảy sinh nhằm giải quyết vấn đề  liên quan đến quốc hiệu nhà Đinh (trước phát hiện khảo cổ về gạch Hoa Lư) theo quan điểm ngữ âm học lịch sử Hán và Việt  do Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đề xuất trong bài viết: Về quốc hiệu đời nhà Đinh (Diendan.org), trước hết GS Nguyễn Tài Cẩn đã gián tiếp phủ nhận chữ Nôm Cồ (lớn) trong quốc hiệu nhà Đinh大瞿越 Đại CỒ Việt: “nếu cho ĐẠI CỒ là 2 chữ (một Hán Việt, một Nôm) đồng nghĩa với nhau thì tổ hợp đó cũng đã bị nhiều người phản bác, nghi ngờ.” và sau đó đã nghiêng hẳn về lý giải theo Hán âm như tác giả đã tóm tắt ý kiến của mình sau đây: "Chữ VIỆT gốc Hán, vốn có vỏ ngữ âm là HuWET. Nhưng dưới tác động của lối nói năng trong xã hội của người bản địa, nó đã tách đôi đi theo 2 hướng… 1- …để rụng mất phụ âm hút vào và tròn môi ở đầu (phụ âm Hu), chỉ còn lưu lại bộ phận WET ở sau. Trường hợp này ta có cách đọc đơn âm là VIỆT.  2… rất cá biệt, là HuWET chuyển thành KuWET, rồi phụ âm Ku tách ra thành một âm tiết riêng là CỒ, vần WET còn lại vẫn đọc VIỆT. Trường hợp này ta có dạng song âm là CỒ VIỆT.” theo ý kiến của chúng tôi thì  lập luận này vẫn chưa đủ chứng lý thuyết phục, đây là một cố gắng biện minh cho 3 chữ ĐẠI CÙ VIỆT xuất hiện trong ĐVSKTT như là một cách viết khác thể hiện cho 2 chữ ĐẠI VIỆT (như đã có trong gạch Hoa Lư), Giáo sư Nguyễn đã quên một điều quan trọng là trước khi lập luận về 3 chữ大瞿越, cần phải chứng minh 3 chữ quốc hiệu nhà Đinh viết trong ĐVSKTT có thật đang tin cậy? Có vấn đề gì không? Nếu thực ra là “Đại Việt” – trong đó Việt được đọc theo cách đọc người Việt thời Đinh là “cồ-việt” vậy làm sao giải thích quốc hiệu Đại Việt theo chính sử do vua Lý Thánh Tông lần đầu tiên đặt ra vào năm 1054? Chẳng lẽ vua Lý không biết gì đến cái song âm: Cù Việt = Việt : Đại Cù Việt = Đại Việt để rồi vua Lý lại tự đặt ra một quốc hiệu mới cho triều đại mình nhưng thực ra lại trùng với quốc hiệu nhà Đinh? Đây là một nghịch lý, khó có thể chấp nhận được. Dù cổ nhân đọc theo giọng Trường An hay giọng bản địa (HuWET hay KuWET) theo một âm tiết hay hai âm tiết đi nữa thì từ xưa đến nay trong thư tịch Hoa, Việt viết bằng chữ Hán hay Nôm chưa bao giờ, viết chữ nào khác ngoài chữ cả. Chính vào thời Đinh, trên gạch Hoa Lư đã đóng dấu dòng chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên và trên cột kinh Phật đỉnh Tôn Thắng ở Hoa Lư có khắc những chữ Hán “Nam Việt Vương Đinh …Liễn chỉ được viết bằng một chữ mà thôi! Thế nhưng ở đây tác giả đã cố lái sang tiếng Việt: (CÃI NHÂY vừa có thể nói CÃI CÙ NHÂY, vừa có thể nói ĐI THỌT, vừa có thể nói ĐI CÀ THỌT ), chữ Nôm (trong phần dịch Nôm bản kinh PHẬT THUYẾT chúng ta vừa gặp cả XƯỚNG, XA, KÍNH, THUYẾT vừa gặp cả A XƯỚNG, KHẢ XA, XÁ KÍNH, XÁ THUYẾT)  để chứng minh cho cách đọc song âm của chữ cồ việt nhưng cách dẫn giải này chỉ đúng với tiếng Việt, chữ Nôm còn vấn đề ở đây lại là tiếng Hán Việt và chữ Hán của 3 chữ Đại CÙ Việt   xuất hiện trong văn bản chữ Hán ĐVSKTT nên không thể phù hợp, điều quan trọng chính là viên gạch Hoa Lư (gạch xây thành của quân đội nhà nước) lại không hề ghi 3 chữ Đại Cồ Việt nếu như thật sự Đinh Tiên Hoàng thích lối nói 2 âm tiết, đây chính là một chứng cứ xác thực đủ để phủ nhận  luận cứ của GS Nguyễn Tài Cẩn, nên theo chúng tôi dù với cố gắng vận dụng ngữ âm lịch sử thì tác giả cũng chưa chứng minh thấu đáo, giải quyết được vấn đề quốc hiệu nhà Đinh. Như vậy là có một uẩn khúc khác ở quốc hiệu nhà Đinh từ nguồn tin của ĐVSKTT: Xem kỹ lại trong ĐVSKTT, Quyển thủ. Toàn thư biểu- Biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư sử gia Ngô Sĩ Liên đã từng viết như sau: “…Tên gọi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, soạn thêm Hồng Bàng, Thục Vương là phần Ngoại Kỷ” vậy là Ngô Sĩ Liên đã đặt kỷ nhà Triệu mở đầu Bản Kỷ (như Lê Văn Hưu) chứ không phải là kỷ nhà Đinh và điều này phù hợp với Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo như sau: “…Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập…” nhưng khi xem trong Khảo tổng luận, Việt giám thông khảo tổng luận  do Lê Tung biên soạn và đã viết như sau: “…Binh bộ thượng thư Quốc tử giám tư nghiệp kiêm Sử quán đô tổng tài là Vũ Quỳnh soạn bộ Việt Giám Thông Khảo, chép từ Hồng Bàng thị đến Mười hai sứ quân, tách làm Ngoại Kỷ, từ Đinh Tiên Hoàng đến năm đầu Thái Tổ Cao Hoàng Đế của quốc triều đại định [thiên hạ] chép làm Bản Kỷtheo Phạm Công Trứ viết trong Tục biên thư:“Tương Dực Đế năm Hồng Thuận thứ 3 [1511], sai Binh bộ thượng thư kiêm Quốc tử giám tư nghiệp kiêm Sử quan đô tổng tài Vũ Quỳnh soạn Đại Việt Thông Giám” như thế Vũ Quỳnh là người đầu tiên tôn vinh nhà Đinh như là một triều đại chính thống mở đầu Bản Kỷ - Nhà nước chính thức đầu tiên của lịch sử dân tộc Việt- Vậy ta có thể nhận định: chính Vũ Quỳnh chứ không phải Ngô Sĩ Liên  đã bổ khuyết quốc hiệu nhà Đinh (có thể nói, nếu không đặt nhà Đinh mở đầu Bản Kỷ thì từ Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên cho đến Ngô Sĩ Liên chẳng cần thiết phải tạo ra quốc hiệu nếu như nhà Đinh chưa có) Nhưng tại sao sử gia Vũ Quỳnh lại dùng chữ trong大瞿越 một cách bí hiểm như vậy? Theo chúng tôi suy luận thì rất có thể quốc hiệu Đại Cù Việt  大瞿越được sáng tạo ra để tạo ấn tượng khi đọc và nghe có vẻ  “cổ quái” trong bối cảnh sương mù của lịch sử thế kỷ X, và cũng có thể vì thấy chữcó trong tên “Cù Quốc” là một trong năm hoàng hậu của vua Đinh như sử sách đã ghi lại (ĐVSL, ĐVSKTT) rồi lại thấy chữ có ở tên hiệu vua Đinh là “Cù Thành” (LNCQ, tuy chúng tôi chưa tìm ra  nguyên bản chữ Hán nhưng chắc hẳn chỉ làhay) có lẽ đã trở thành một “cảm hứng” cho sử gia, lại xét về ý nghĩa của (=)  con đường thông suốt bốn ngả, đi sâu hơn (=衢) còn thấy ở trong Tôn Tử binh pháp孫子兵法 của Tôn Tử:九地: 諸侯之地三屬,先至而得天下之者,為 衢地”(Vùng đất tiếp cận với ba nước chư hầu, ai đến trước thì nắm được dân chúng trong thiên hạ, đó là thế đất Cù địa) cũng rất xứng hợp với nhà Đinh, một nhà nước chính thống độc lập tự chủ, ngang hàng với nước Đại Tống. Phải chăng với những ý nghĩa trên đây đã hội tụ vào chữ (瞿=) chính là thâm ý của s gia Vũ Quỳnh (dĩ nhiên đã được vua Lê chuẩn y) khi sáng tạo ra 3 chữ Đại Cù Việt 大瞿越: nước Việt lớn rộng mở,  thông  suốt  khắp thiên hạ?
 III. Tổng Luận:
           Thông qua những khảo sát từ các thư tịch, khảo cổ, tuyền thuyết cùng với sự phê bình các giả thuyết liên quan đến quốc hiệu nhà Đinh, chúng tôi đã đi đến nhận định: chữ trong quốc hiệu nhà Đinh là 大瞿越đọc theo âm Hán Việt là “CÙ” chính là một chữ Hán thuần túy. Chữkhông nên hiểu như một chữ Nôm với âm đọc là “CỒ” theo nghĩa là lớn, xứ (hay cách đọc bản địa: cồ việt = việt) xuất hiện vào thời Đinh, thế kỷ X vì không hội đủ các chứng cứ xác đáng. Điểm quan trọng là chữ Hánđầu tiên cần được hiểu là một cách viết khác thay cho cũng đọc theo âm và đồng nghĩa  với (con đường thông 4 ngả). Như vậy Đại Cù Việt大瞿越theo Hán văn hướng về  ý nghĩa chính trị, xã hội với tinh thần Nho giáo  nước Việt lớn như con đường thông suốt bốn ngả. Nhưng không giống như những ghi chép của chính sử về quốc hiệu nhà Đinh được đặt ra vào năm 968, sau khi khảo sát các văn bản chữ Hán  và các văn khắc (bia đá, chuông đồng) đời Lý- Trần,  đặc biệt là những di vật khảo cổ thế kỷ thứ X chúng tôi đã phát hiện ra được một thực trạng về quốc hiệu nhà Đinh là Đại Cù Việt大瞿越chưa từng hiện hữu trong lịch sử nhà Đinh vào năm 968 nhưng chỉ xuất hiện trên văn bản khắc in chữ Hán của ĐVSKTT, theo quan điểm của chúng tôi, những soạn giả bộ sử này đã cố ý tạo ra một quốc hiệu mới cho nhà Đinh trước tình hình nhà Đinh theo các tài liệu còn lại không thấy nói gì đến quốc hiệu mà một triều đại chính thống mở đầu Bản Kỷ là nhà Đinh  tất nhiên phải có, với phát hiện của chúng tôi thì chính xác vào năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) danh xưng nước Đại Cù Việt do chính sử gia Vũ Quỳnh sáng tạo ra khi biên soạn bộ Việt Giám Thông Khảo sau đó đã chính thức du nhập vào ĐVSKTT  - chứ không phải là sử gia Ngô Sĩ Liên, soạn giả chính yếu của ĐVSKTT - Đại Cù Việt 大瞿越chỉ là chữ Hán thuần túy theo khuynh hướng chính trị xã hội Nho giáo  chứ không phải được hiểu theo ý nghĩa tôn giáo (đạo Phật). Sự thật nhà Đinh không có quốc hiệu Đại Cù Việt大瞿越, mà chỉ có danh xưng nước là Đại Việt大越  cũng không phải là một quốc hiệu chính thức như đã trình bày ở trên, nói cho đúng chỉ có thể gọi là một danh xưng nước phổ biến khởi đi từ quốc hiệu (Nam)VIỆT của nhà Triệu, sau đó thường được các triều đại kế tiếp lấy làm danh xưng nhà nước như các tên gọi Việt, (Đại) Việt, (Cự) Việt, trong đó danh xưng Đại Việt đã được sử dụng rất phổ biến từ Đinh, Tiền Lê đến Lý, Trần, Hậu Lê về sau. Rất có thể trước khi bộ ĐVSKTT ra đời, các sử gia, văn nhân  do tình trạng thiếu thốn tài liệu nên trong các tác phẩm của họ đều không biết đến danh xưng nước thường dùng vào thời Đinh là “Đại Việt” vì thế đã tạo nên một khoảng trống về quốc hiệu nhà Đinh để rồi do quan điểm lịch sử của mình, sử gia Vũ Quỳnh đã quyết định sáng tạo nên quốc hiệu nhà Đinh từ “hư vô” cho xứng với một triều đại chính thống mở đầu Bản Kỷ và 3 chữ  Đại Cù Việt大 瞿 越đã được khai sinh bắt đầu từ đấy. Hy vọng với những khảo cứu, luận chứng trên của chúng tôi về quốc hiệu nhà Đinh sẽ là một nhận thức mới góp phần giải quyết một nghi án bí ẩn của lịch sử gây nhiều tranh luận từ bấy lâu nay.
                                                                                   Biên Hòa, ngày 05 tháng 10 năm 2010

Chú thích chung:
          Bài viết này là sự tổng hợp, đúc kết từ những tìm hiểu, ý kiến, phát hiện của chúng tôi trong các cuộc thảo luận rải rác trong Diễn đàn Viện Việt Học liên quan đến vấn đề quốc hiệu nhà Đinh là Đại Cù Việt: Thắc mắc về chữ Nôm cồ http://www.viethoc.org/phorum/read.php?11,32675,page=1; Đại Cồ Việt http://www.viethoc.org/phorum/read.php?11,39577; Khảo về “Đại Cồ Việt” - Nước Phật giáo lớn http://www.viethoc.org/phorum/read.php?11,40618. Nhân đây chúng tôi xin ghi nơi đây lòng biết ơn sâu sắc với tất cả mọi người (Huong Ho, Khúc Thần, Nguyễn Cung Thông, Lê Bắc, Nguyễn Hữu Vinh, NguyYen, Nguyễn.Ng, Gocle, Marcophily, Trần Trọng Dương, Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Anh Huy…) đã tham gia thảo luận, góp ý – trực tiếp hay gián tiếp - và có những gợi ý, chỉ dẫn quan trọng…với chúng tôi trong DĐVVH. Đặc biệt là đối với sự giúp đỡ của anh Huong Ho (Nguyễn vinh Quang) đã tốn công giúp đỡ tìm ra các tài liệu xưa quý hiếm liên quan đến Đại Cù Việt gồm: 1- Cours d'histoire annamite - Trương Vĩnh Ký - Saigon 1875, 2- Histoire ancienne et moderne de l'Annam, Tong-king et Cochinchine - L'Abbé Adr. Launay - Paris 1884. 3- Contes et légendes Annamites – A. Landes. Saigon 1886. 4- Abrégé de l'histoire d'Annam / Alfred Schreiner, Saigon 1906. 5- Etude historique et archéologique sur Hoa Lư. Première capitale de l' Annam indépendante Gustave Dumoutier 1894  và của Cư sĩ Huyền Thanh đã trao đổi, góp ý quan trọng về vấn đề kinh điển Mật Tông liên quan đến danh hiệu Cồ Đàm;  xin cảm ơn những sự giúp đỡ tận tình của các anh: Tôn Thất Thọ với bản chụp trích đoạn sách Đại Nam quốc lược sử - Alfred Schreiner -Nguyễn Văn Nhàn. Sài gòn 1905, Nam Việt lược sử Nguyễn Văn Mại, Sai Gon 1919 cùng sự góp ý cần thiết của anh nhằm giúp hoàn chỉnh bài viết này; của Lê Tuấn Anh với bản pdf Chữ Nôm với Quốc ngữ. Sở Cuồng Lê Dư. Nam Phong Tạp chí T30, số 172 1932, của NNT và Khúc Thần  (DĐVVH) với bản pdf sao chụp từ bản chép tay tự vị Dictionarium Anamitico-Latinum / P.J. Pigneaux (1772-1773); của Nguyễn Cung Thông với thông tin về sách Lược Khảo Vấn Ðề Chữ Nôm Trần Văn Giáp (Lê Văn Ðặng thực hiện văn bản). USA..Ngày Nay. 2003.  Xin cảm ơn Marcophily, Bacle, TS Nguyễn Thị Hậu, Thu Hà (Ban biên tập trang mạng Bảo Tàng Lịch Sử VN),  đã cung cấp các thông tin khảo cổ, hình ảnh về gạch Hoa Lư, Thăng Long. Cuối cùng là ngoài các tài liệu tham khảo đã ghi chú rõ trong bài viết ra còn có những tài liệu sử học, từ thư (chữ Hán, Nôm, Pháp, Việt…) khác chúng tôi đã tham khảo từ các hình ảnh, bản pdf  sao chụp từ nguyên bản do các website đăng tải phổ biến: Guoxue.com, zh.wikisource.org, Nomfoundation.org, Archive.org, Gallica.bnf.fr, Books.google.com, Persee.fr, Jstor.org, Songhuong.com.vn,  Trangnhahoaihuong.com. Nếu còn có gì sơ sót xin mọi người lượng thứ.
(Đăng trên Tạp Chí Xưa & Nay số 368 và  369)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét