Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Thơ Nguyễn Du 阮攸 - Đinh Văn Tuấn (chuyển dịch Lục bát)



1
對酒
趺坐閒窗醉眼開,
落花無數下蒼苔。
生前不盡樽中酒,
死後誰澆墓上杯。
春色漸遷黄鳥去,
年光暗逐白頭來。
百期但得終朝醉,
世事浮雲眞可哀。
(Ngồi xếp bằng tròn cạnh cửa sổ, say, mắt lim dim,
Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh.
Lúc sống không uống cạn hồ rượu,
Chết rồi, ai rưới rượu trên mồ cho ?
Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi,
Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc.
Cuộc đời trăm năm, chỉ mong được say suốt ngày.
Thế sự như mây nổi, thật đáng buồn.)

Dịch thơ
Uống rượu

Mắt say hé mở song nhàn
Muôn hoa rụng xuống ngập tràn rêu xanh
Sao không cạn chén bình sinh
Mai sau giọt rượu vắng tanh bên mồ
Cánh vàng khuất bóng bồi hồi
Nghe chừng xuân sắc tàn vơi bao giờ
Năm lụi tàn, tóc bạc phơ
Trăm năm say khướt vô bờ khát khao
Đời như mây nổi lao đao
Chạnh lòng u uẩn nghẹn ngào bi ai

2
撥悶
十載塵埃暗玉除
百年城府半荒墟
么麼蟲鳥高飛盡
滓濊乾坤血戰餘
桑梓兵前千里淚
親朋燈下數行書
魚龍冷落閒秋夜
百種幽懷未一攄

(Cát bụi che mờ thềm ngọc đã mười năm.
Thành phủ xây dựng trăm năm nay, một nửa đã thành gò hoang,
Những loài chim, sâu nhỏ bé đều bay hết cả.
Sau cuộc huyết chiến, chỉ còn lại cõi càn khôn nhơ nhớp.
Quê nhà trong cơn binh lửa, mình ở xa ngàn dặm, nước mắt tuôn rơi,
Ở xa muôn dặm nghĩ đến mà rơi nước mắt.
Bạn bè, bà con chỉ còn lại mấy hàng thư dưới đèn.
Đêm thu vắng, cá rồng lặng lẽ,
Trăm mối u hoài chưa dẹp được.)

Dịch thơ
Xua đi sầu muộn

Mười năm thềm ngọc bụi mờ
Trăm năm hoang phế thành xưa ngậm ngùi
Cánh chim vô tích chơi vơi
Trời ô đất uế máu rơi tương tàn
Quê hương binh lửa ngút ngàn
Tấc lòng nghìn dặm lệ tràn bi thương
Còn đây bằng hữu dặm trường
Dưới đèn soi tỏ mấy hàng thư phai
Đêm thu thanh vắng buông lơi
Ngư long mộng mị ngủ vùi tịch liêu
Xiết bao sầu muộn đìu hiu
Mà nay chưa thỏa một điều khôn nguôi

3
漫興
龍尾洲邊多白鷗,
藍江堂上有寒儒。
一生詞賦知無益,
滿架琴書徒自愚。
百歲為人悲瞬息,
暮年行樂惜須臾。
寧知異日西陵下,
能飲重陽一滴無

(Bên bãi Long Vĩ có nhiều chim âu trắng,
Trong ngôi nhà bên sông Lam có nhà nho nghèo.
Một đời chuyên về từ phú, biết là vô ích,
Sách đàn đầy giá, chỉ mình làm ngu mình.
Cuộc đời trăm năm, buồn thay, chỉ là chốc lát,
Tuổi già mới mua vui, tiếc quá ngắn ngủi.
Biết rồi đây, khi nằm xuống dười gò phía tây,
Tiết Trùng dương (1) đến, liệu có uống được một giọt rượu nào không?)

Chú thích:
(1) Trùng dương: tức trùng cửu, ngày 9 tháng 9 Âm lịch. Thời trước , các nhà thơ vào tiết này  thường uống rượu , ngắm hoa cúc tìm hứng thơ


Dịch thơ:
Cảm hứng lan man

Từng đàn cò trắng phau phau
Bên bờ Long Vĩ hẹn nhau sum vầy
Sông Lam vẫn chảy nơi đây
Nhà tranh một mái, chốn này, hàn Nho
Một đời từ phú mộng mơ
Biết là vô ích mơ hồ đấy thôi
Cầm thư chồng chất bùi ngùi
Chỉ là tự chuốc một đời ngu ngơ
Trăm năm trong cõi người ta
Buồn sao một thoáng chỉ là phù du
Mà nay tóc bạc, ô hô!
Đắm mình hưởng lạc nào ngờ chóng qua
Rồi mai dưới mộ xế tà
Chén Trùng Dương cạn chỉ là giọt không!

4
雜詩其二
鴻山一色臨平渠,
清寂可為寒士居。
千里白雲生幾 席,
一窗明月上琴書。
笑啼殉俗干戈際,
緘默藏生老病餘。
葉落花開眼前事,
四時心鏡自如如。

(Núi Hồng một màu soi bóng xuống làn nước phẳng,
Nơi thanh tú tĩch mịch này, kẻ hàn sĩ có thể ở được
Mây trắng từ nghìn dặm bay đến, bay trên giường chiếu,
Trăng sáng soi qua cửa sổ, chiếu vào cặp sách túi đàn.
Lúc loạn lạc, cười khóc cũng phải theo đời,
Thân già yếu nên yên lặng để giữ mình.
Chuyện trước mắt thay đổi như hoa nở lá rụng,
Quanh năm, cõi lòng vẫn thản nhiên như không.)

Dịch thơ:
Tạp thi (II)

Núi Hồng soi bóng mơ màng
Sông trôi lờ lững nhẹ nhàng viễn du
Chọn nơi thanh vắng thâm u
Một chàng hàn sĩ nhàn cư thỏa lòng
Xa xôi ngàn dặm mênh mông
Bên giường mây trắng bềnh bồng nhẹ trôi
Cầm thư lấp lánh chơi vơi
Qua khung cửa hẹp trăng soi ngập tràn
Khóc cười, tục lụy cầu an
Binh đao loạn thế tương tàn thời nay
Im hơi lặng tiếng bao ngày
Thân tàn lắm bệnh loay hoay sống còn
Nhìn xem lá rụng héo hon
Này đây hoa nở mê hồn đấy thôi
Bốn mùa biến đổi không thôi
Tâm hồn sáng láng tinh khôi nguyên tuyền

5
漫興 其二
行腳無根任轉蓬,
江南江北一囊空。
百年窮死文章裏,
六尺浮生天地中。
萬里黃冠將暮景,
一頭白髮散西風。
無窮今古傷心處,
依舊青山夕照紅。

(Chân không bén rễ, mặc cho chuyển dời như ngọn cỏ bồng.
Một chiếc túi rỗng không, đi hết phía nam sông, lại phía bắc sông.
Cuộc đời trăm năm, chết xác với văn chương.
Tấm thân sáu thước, lênh đênh trong vòng trời đất.
Muôn dặm mũ vàng, cảnh đã xế chiều.
Đầu tóc bạc phơ, gió tây thổi tung.
Nơi gợi bao nhiêu chuyện kim cổ hết sức đau lòng.
Ấy là dãy núi xanh vẫn nhuốm bóng chiều hồng như cũ.)

Dịch thơ:
Cảm hứng lan man (II)

Chân không bén rễ vật vờ
Cỏ bồng phiêu lãng phất phơ mặc lòng
Trên vai nhẹ nhõm túi không
Giang Nam, giang Bắc xuôi dòng lang thang
Trăm năm hệ lụy văn chương
Khốn cùng chết rũ tỏ tường từ nay
Tấm thân hèn mọn lắt lay
Lênh đênh trời đất đọa đày mãi thôi
Mũ vàng muôn dặm xa xôi
Bóng chiều đã ngả bồi hồi dưới chân
Gió Tây hiu hắt xoay vần
Bạc phơ mái tóc, bất thần thổi tung
Núi xanh vẫn nhuộm ánh hồng
Trăm năm thế sự đau lòng cổ kim

6
蝶死書中
芸窗曾幾染書香
謝卻風流未是狂
薄命有緣留簡籍
殘魂無淚哭文章
蠹魚易醒繁花夢
螢火難灰錦繡腸
聞道也應甘一死
淫書猶勝爲花忙

(Thư phòng bao lâu nhiễm hương thơm của sách,
Từ bỏ vị phong lưu chưa hẳn là dại.
Mệnh bạc, có duyên lưu lại với sách vở,
Hồn tàn không nước mắt khóc văn chương.
Con mọt sách dễ làm tỉnh mộng phồn hoa,
Lửa đom đóm khó đốt cháy được tấm lòng gấm vóc.
Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam,
Ham mê sách còn hơn mải miết vì hoa.)

Dịch thơ:
Bướm chết trong sách

Song vân thoang thoảng thư hương
Phải đâu cuồng dại dứt đường phong lưu
Còn đây duyên nợ dạt dào
Lưu truyền sách vở mệnh nào bạc đâu
Hồn tan không giọt lệ sầu
Khóc than chi để nghẹn ngào văn chương
Phồn hoa mọt sách mơ màng
Mà nay thức tỉnh nhẹ nhàng như không
Dễ đâu lửa đóm dám mong
Mà thiêu tàn cháy gấm lòng thêu hoa
Lắng nghe đạo lý thỏa thuê
Cam lòng nguyện chết trở về hư không
Mê hoa lụy sắc thỏa lòng
Sao bằng đắm sách mơ mòng cố nhân

7
秋至
阮攸
香江一片月
今古許多愁
往事悲青塚
新秋到白頭
有形徒役役
無病故拘拘
回首藍江浦
閒心謝白鷗

(Một mảnh trăng trên Sông Hương
Gợi bao mối sầu kim cổ
Chuyện cũ chạnh thương mồ cỏ xanh
Thu mới đến trên làn tóc bạc
Có thân luống vất vả
Không bệnh mà lưng cứ khom khom
Ngoảnh đầu về bến sông Lam
Bụng muốn  nhàn mà phải phụ với chim âu trắng)

Dịch thơ
Chớm thu

Sông Hương vằng vặc trăng khuya
Xiết bao sầu muộn đầm đìa cổ kim
Nấm mồ xanh cỏ nhói tim
Bi thương tràn ngập âm thầm chuyện xưa
Chớm thu nhuộm tóc bạc phơ
Hình hài khổ lụy bơ phờ mãi thôi
Lưng khom đành chịu với đời
Thân vô bệnh tật ngậm ngùi với ai
Sông Lam ngoảnh lại xa vời
Hồn nhàn, cò trắng xa rời từ nay

8
春夜
黑夜韶光何處尋
小窗開處柳陰陰
江湖病到經時久
風雨春隨一夜深
羈旅多年燈下淚
家鄉千里月中心
南臺村外龍江水
一片寒聲送古今

(Đêm tối đen, tìm đâu thấy cảnh xuân tươi sáng?
Cho cửa sổ nhỏ mở, chỉ thấy bóng liễu âm u.
Bệnh đến trong bước giang hồ đã lâu ngày,
Vẻ Xuân cũng theo mưa gió mà chìm trong đêm khuya
Ở đất khách lâu năm, ngồi dưới bóng đèn những rơi lệ.
Quê nhà xa nghìn dặm, nhìn trăng mà đau lòng.
(Ở đó) bên dòng Long giang (1), ngoài thôn Nam Đài
Tiếng sóng lạnh tiễn đưa kim cổ.)

Chú thích:
(1) Long giang: chỉ sông Lam. Sông Lam tên là Thanh Long giang

Dịch thơ:
Đêm Xuân

Đêm khuya tăm tối mênh mông
Tìm đâu chút ánh xuân hồng phôi pha
Bên song cửa nhỏ mở ra
Hàng hàng liễu rủ lòa xòa thâm u
Lênh đênh phiêu bạt giang hồ
Một thân nhuốm bệnh bơ phờ đã lâu
Gió mưa xuân hẹn đêm sâu
Dưới đèn nhỏ lệ mấy thu xa nhà
Cố hương nghìn dặm cõi xa
Nhớ nhung sầu muộn chan hòa ánh trăng
Nam Đài lai láng Long giang
Tống đưa kim cổ tiếng vang lạnh lùng

9
留別阮大郎
西風歸袖柳高林
傾盡離杯話夜深
亂世男兒羞對劍
他鄉朋友重分襟
高山流水無人識
海角天涯何處尋
留取江南一片月
夜來常照兩人心

(Tựa như) gió tây cuốn cả rừng liễu cao vào tay áo.(2)
Uống cạn chén rượu biệt ly, nói chuyện cho tới đêm khuya.
Trai thời loạn nhìn thanh gươm mà thẹn.
Ở đất khách, cùng bạn chia tay càng thấy bùi ngùi.
Khúc đàn cao sơn lưu thuỷ(3), ai người hiểu?
Góc bể chân trời, biết tìm anh nơi đâu ?

Còn đó mảnh trăng ở phía nam sông
Đêm đến thường soi chung tấm lòng hai ta.)

Chú thích:
(1) Nguyễn đại lang: ông bạn họ Nguyễn, chưa rõ là ai
(2) Theo cụ Lê Thước, Trương Chính thì bản cái viết 歸袖柳 quy tụ liễu, nhưng xét ra không thành cú pháp nên nghi là 蕭颯拂 tiêu táp phất và dịch nghĩa là: Gió tây hiu hắt thổi qua rừng cây cao (Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn Học. 1978). Nhưng theo thiển ý người dịch (ĐVT), dựa vào “quy tụ liễu” cũng thấy có nghĩa và  đã dịch thành: (Tựa như) gió tây cuốn cả rừng liễu cao vào tay áo - Liễu: Chỉ sự chia tay. Ngày xưa, ở Trường An, bên sông Bá, người ta đưa tiễn bạn thường bẻ tặng một cành liễu.
(3) Cao sơn lưu thủy: núi cao, nước chảy. Sách Liệt tử chép chuyện hai người tri âm, Du Bá Nha và Chung Tử Kỳ, có nói: “Tử Kỳ nghe đàn rất sành. Khi Bá Nha gảy đàn, nghĩ đến núi cao hay nghĩ đến dòng nước chảy,  Tử Kỳ  đều biết cả”. Về sau Tử Kỳ chết,  Bá Nha đập đàn không gảy nữa, cho rằng trong đời không còn ai biết nghe tiếng đàn của mình.

Dịch thơ
Lưu biệt Nguyễn Đại Lang

Gửi vào tay áo bồn chồn
Gió Tây gom rặng liễu buồn trên cao
Một hơi cạn chén nghẹn ngào
Suốt đêm trò chuyện biết bao tâm tình
Đương thời loạn thế điêu linh
Nam nhi trước kiếm thẹn mình bấy lâu
Tha hương bằng hữu trước sau
Vẫn hằng trân trọng nỗi sầu biệt ly
Cao sơn lưu thủy còn kia
Nào ai thấu hiểu sẻ chia tiếng lòng
Chân trời góc bể mênh mông
Biết đâu nơi chốn mà mong tìm về
Giang Nam nguyện giữ trăng thề
Chung lòng đêm mộng trăng về chiếu soi

10
讀小青記
西湖花苑盡成墟,
獨吊窗前一紙書。
脂粉有神憐死後,
文章無命累焚餘。
古今恨事天難問,
風韻奇冤我自居。
不知三百餘年後,
天下何人泣素如。

(Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,
Chỉ viếng nàng qua một tập sách (2) đọc trước cửa sổ.
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở
Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được.
Ta tự coi như người cùng một hội, với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã
Không biết hơn ba trăm năm sau,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

Chú thích:
(1) Tiểu Thanh: một người con gái có tài , có sắc, sống vào đầu đời Minh. Nàng họ Phùng lấy lẽ một người cũng tên là  Phùng , vì tránh tên chồng nên gọi là Tiểu Thanh. Vợ cả ghen bắt ở một ngôi nhà trên núi Cô sơn, cạnh Tây Hồ, chẳng bao lâu buồn mà chết. Lúc bấy giờ mới mười tám tuổi. Nay ở Cô Sơn (Chiết Giang) vẫn còn mộ.
(2) Theo người dịch (ĐVT) nên hiểu là  viết tờ ai điếu  

Dịch thơ:
Đọc Tiểu Thanh ký

Vườn hoa muôn sắc Tây Hồ
Mà nay hoang phế đất gò tang thương
Lặng nhìn song cửa xốn xang
Mấy dòng ai điếu tiếc thương một người
Thần hồn son phấn thốt lời
Xót thương bạc mệnh một đời giai nhân
Văn chương vô mệnh trong ngần
Cớ sao lụy đến thư tàn chưa phai
Oán hờn kim cổ còn đây
Hỏi han vô vọng giãi bày trời xanh
Đem lòng gắn kết bóng hình
Kỳ oan phong vận chung tình nơi đây
Ba trăm năm nữa từ nay
Biết ai nhỏ lệ vơi đầy Tố Như

11
雜吟其二
龍尾江頭屋一間,
幽居愁極忽知歡。
達人心境光如月,
處士門前青者山。
枕畔束書扶病骨,
燈前斗酒起衰顏。
灶頭終日無煙火,
窗外黃花秀可餐。

(Đầu sông Long Vĩ có một gian nhà,
Ở ẩn buồn đến cực độ, bỗng thấy vui.
Cõi lòng của người khoáng đạt, sáng tỏ như vừng trăng,
Trước cửa nhà ẩn dật toàn là núi xanh.
Cạnh gối, có chồng sách đỡ tấm thân bệnh tật,
Trước đèn, uống chén rượu cho vẻ mặt tiều tuỵ tươi lên.
Suốt ngày, bếp không đỏ lửa,
Ngoài cửa sổ, hoa cúc vàng tươi tốt có thể ăn được.)

Dịch thơ:
Tạp ngâm (II)

Đầu sông Long Vĩ lửng lơ
Một gian nhà nhỏ bên bờ nước trôi
Thanh nhàn ẩn dật giữa đời
Sầu dâng cao vút, chợt cười hoan ca
Đạt nhân tâm cảnh bao la
Như trăng chiếu sáng chan hòa lung linh
Cao nhân trước cửa, núi xanh
Sách chồng bên gối tựa mình ốm đau
Trước đèn leo lét đêm thâu
Rượu đây cạn chén thắm mầu dung nhan
Lạnh tanh bếp núc lửa tàn
Hoa vàng ngon mắt chập chờn ngoài song

12
雜吟其一
秋聲一夜渡藍河,
無影無形入我家。
萬里西風來白髮,
一窗秋色在黃花。
百年哀樂何時了?
四壁圖書不厭多。
庭植孤松高百尺,
不知青帝奈人何。

(Tiếng thu một đêm vượt qua sông Lam,
Không bóng, không hình lọt vào nhà ta.
Gió tây muôn dặm làm cho mái tóc thêm bạc,
Sắc thu đầy cửa sổ trên khóm hoa vàng.
Cuộc vui buồn trăm năm bao giờ mới hết?
Sách vở đầy bốn vách, bao nhiêu cũng vừa. )
Trước sân trồng một cây tùng cao trăm thước,
Không biết chúa xuân sẽ làm gì được người (trồng cây)?


Dịch thơ:
Tạp ngâm (I)

Tiếng Thu đêm lướt sông Lam
Vô hình vô ảnh lọt thầm nhà ta
Gió Tây nghìn dặm cõi xa
Vương sầu hiu hắt bạc phơ mái đầu
Sắc thu bàng bạc một màu
Đầy song hoa cúc chen đua nở cười
Trăm năm hệ lụy cuộc đời
Bao giờ cho dứt buồn vui vật vờ
Sách đầy bốn vách Thi, Thư...
Mà chưa thỏa nguyện còn mơ xa gần
Gốc tùng cao vút trước sân
Chúa Xuân biết có giận hờn với ai

13
臥病其一
多病多愁氣不舒,
十旬困臥桂江居。
癘神入室吞人魄,
饑鼠緣床喫我書。
未有文章生孽障,
不容塵垢雜清虛。
三蘭窗下吟聲絕,
點點精神遊太初。

(Lắm bệnh, hay buồn tâm thần không được thư thái
Mười tuần nay nằm co  bên bờ Quế Giang
Thần ôn  vào nhà muốn bắt vía người
Chuột đói leo giường gặm sách vở của ta
Chưa từng có chuyện văn chương sinh ra nghiệt chướng
Không để cho bụi bặm lẫn vào nơi trong sạch
Dưới cửa sổ tam lan, vắng bặt tiếng ngâm nga
Tinh thần dần dần về  cõi hư không )

Dịch thơ:
Nằm bệnh (I)

Thân ta đa bệnh đa sầu
Còn đâu thư thái dàu dàu mê man
Nơi dòng sông Quế lan man
Mười tuần khốn khổ thân tàn nằm đây
Vào nhà chướng khí nào hay
Cuốn đi hồn phách lất lây bao giờ
Leo giường chuột đói nhởn nhơ
Sách ta gặm nát tả tơi ngỡ ngàng
Chưa từng nhìn thấy văn chương
Sinh ra nghiệt chướng phũ phàng xưa nay
Thanh hư thuần khiết còn đây
Quyết không để lấm bụi đầy hoen nhơ
Hoa lan mấy khóm nên thơ
Ngâm nga lặng tiếng im lời dưới song
Tinh thần chấm phá mông lung
Lãng du về cõi tận cùng hư không

14
寄友
漠漠塵埃滿太空,
閉門高枕臥其中。
一天明月交情在,
百里鴻山正氣同。
眼底浮雲看世事,
腰間長劍掛秋風。
無言獨對庭前竹,
霜雪消時合化龍。

(Mờ mịt cát bụi đầy bầu trời,
Đóng cửa gối cao, nằm khàn trong nhà.
Trăng sáng giữa trời, tình bạn còn đó,
Non Hồng dài trăm dặm, cùng chung một chính khí.
Mắt xem việc đời như phù vân,
Kiếm dài đeo lưng trước gió thu.
Một mình im lặng ngắm cây trúc trước sân,
Sương tuyết tan rồi, nó sẽ hoá rồng
.)

Dịch thơ:
Gửi bạn

Đầy trời cát bụi mịt mờ
Cài then kê gối nằm trơ với đời
Giao tình, trăng sáng giữa trời
Đồng chung chính khí, cao vời Hồng sơn
Nhìn xem thế sự phù vân
Gió Thu, trường kiếm miên man xoay vần
Lặng nhìn khóm trúc trước sân
Sương tan tuyết chảy rồng vờn hóa thân

15
偶興其二
一淚天涯洒(灑 )斷蓬,
羅浮江上起秋風。
黃雲白水兩相照,
急管悲絲萬不同。
六尺拘縻長役役,
四時拋擲太匆匆。
征鴻影裏家何在,
隱隱瓊雲三兩峰。

(Ở nơi chân trời, thương thân như ngọn cỏ bồng lìa gốc mà rơi lệ,
Gió thu nổi dậy trên sông La Phù.
Mây vàng, nước trắng soi chiếu lẫn nhau,
Tiếng sáo gấp, tiếng tơ buồn không hợp điệu chút nào!
Tấm thân sáu thước bị câu thúc, cứ vất vả mãi,
Bốn mùa thoi đưa, sao mà mau thế!
Trong bóng chim hồng bay kia, nhà mình ở đâu?
Chỉ thấy vài ba ngọn núi thấp thoáng trong mây miền Quỳnh Côi.)

Dịch thơ
Ngẫu hứng (II)

Khóc thương riêng một góc trời
Cỏ bồng mất gốc xa rời bơ vơ
La Phù gợn sóng xa xa
Gió thu hiu hắt mịt mờ về đây
Chiếu soi hòa quyện đã đầy
Mây vàng, nước bạc sum vầy giao duyên
Lạc cung lỡ nhịp triền miên
Gắt gao tiếng sáo, muộn phiền tơ ngân
Trầm luân lao nhọc mê man
Xích xiềng trói buộc tấm thân rã rời
Bốn mùa đắp đổi không thôi
Đẩy đưa vun vút như thoi, chạnh lòng
Nhà đâu? Diệu vợi bóng Hồng
Mây Quỳnh thấp thoáng chập chùng núi xa

16
秋至
四時好景無多日,
拋擲如梭喚不回。
千里赤身為客久,
一庭黃葉送秋來。
簾垂小閣西風動,
雪暗窮村曉角哀。
惆悵流光催白髮,
一生幽思未曾開。

(Cảnh đẹp bốn mùa, không được mấy ngày.
Thời gian vun vút như thoi đưa, gọi không trở lại.
Ngàn dặm thân  trơ trọi, ở đất khách lâu ngày,
Một sân lá vàng đưa thu đến.
Gió tây lay động bức rèm buông trước gác nhỏ,
 xóm hẻo lánh, tuyết xuống mịt mù, tiếng tù và buổi mai nghe buồn thảm!
Bùi ngùi nỗi thời giờ  thấm thoắt làm cho tóc chóng bạc.
Suốt đời mối u sầu  chưa hề gỡ ra)

Dịch thơ:
Thu sang

Bốn mùa, cảnh đẹp phù du
Gọi không trở lại, vù vù như thoi
Bao năm đất khách quê người
Trơ vơ ngàn dặm thân ai bẽ bàng
Vàng sân rụng lá thu sang
Rèm buông gác nhỏ ngỡ ngàng gió Tây
Mịt mờ sương tuyết giăng đầy
Tù và buổi sớm buồn thay não người
Ngậm ngùi ngày tháng tàn vơi
Bạc thêm mái tóc tả tơi bơ phờ
Một đời trầm mặc ưu tư
Còn đây hệ lụy như tơ rối bời

17
春日偶興
患氣經時戶不開
逡巡寒暑故相催
他鄉人與去年別
瓊海春從何處來
南浦傷心看綠草
東皇生意漏寒梅
鄰翁奔走村前廟
斗酒雙柑醉不回

(Mấy lâu khí trời xấu, không mở cửa,
Quanh quẩn hết mùa rét lại đến mùa nực.
Chốn tha hươn, người cùng năm trước từ biệt
Xuân từ đâu đến Quỳnh Hải?
Nhìn bãi cỏ xanh bên bến Nam mà đau lòng,
Chúa xuân để lộ sinh ý trên đóa mai lạnh.
Ông già hàng xóm loanh quanh ở miếu đầu thôn ,
Uống hết ve rượu và ăn hai quả cam, say chưa về)


Dịch thơ
Ngẫu hứng ngày Xuân

Cài then chặn khí tai ương
Lần hồi nóng lạnh vô thường đẩy đưa
Tha hương lữ khách, tạ từ
Mà nay xa cách hồn xưa năm nào
Xuân sang Quỳnh Hải, từ đâu?
Bến Nam xanh cỏ nhìn đau quặn lòng
Hoa mai se lạnh ngại ngùng
Chúa Xuân tình ý tỏ lòng còn e
Kìa ai lối xóm bước đi
Vội vàng, cổ miếu lối về trước thôn
Mát lòng ngọt lịm cam ngon
Say sưa cạn chén còn không muốn về

18
雜詩其一
壯士白頭悲向天,
雄心生計兩茫然。
春蘭秋菊成虛事,
夏暑冬寒奪少年。
黃犬追歡鴻嶺下,
白雲臥病桂江邊。
村居不厭頻沽酒,
尚有囊中三十錢。

(Tráng sĩ đầu bạc bùi ngùi ngửng nhìn trời,
Hùng tâm, sinh kế mờ mịt cả hai.
Xuân có lan, thu có cúc đã thành chuyện hão.
Lần lữa Đông rét hè nóng cướp cả tuổi trẻ,
Dắt chó vàng, mãi vui dưới núi Hồng Lĩnh,
Trong mây trắng, nằm bệnh bên bờ sông Quế.
Ở thôn quê, thích được mua rượu luôn,
Trong túi hãy còn ba mươi đồng tiền.)

Dịch thơ
Tạp thi (I)

Bạc đầu tráng sĩ bi ai
Đăm đăm ngước mắt nhìn trời thẳm xanh
Hùng tâm, sinh kế mong manh
Mênh mang mờ mịt cũng đành phận chung
Xuân lan, thu cúc hư không
Tuổi xanh lấy mất, lạnh đông, nóng hè
Chó vàng săn bắt mải mê
Dưới chân Hồng Lĩnh ê hề truy hoan
Mây bay trắng xóa ngút ngàn
Bên bờ sông Quế bệnh tàn nằm co
Tiền đây có sẵn chẳng lo
Cứ mua say khướt mấy vò rượu quê

-----------------------------------
Chú thích chung:
         Phần nguyên văn chữ Hán dựa theo Nguyễn Thạch Giang - Trương Chính, Nguyễn Du – Tác phẩm và lịch sử văn bản, NXB TP HCM. 2000. Phần dịch nghĩa và chú thích cần thiết dựa vào Lê Thước – Trương Chính, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn Học. 1978. Tuy nhiên có một số chú thích cũng như về chữ Hán trong một vài bài thơ đã được người dịch sửa theo ý riêng và ghi là “người dịch (ĐVT)”

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Đình thần Trị An - Đồng Nai xưa thờ phụng ai?

Đình thần Trị An - Đồng Nai xưa thờ phụng ai? Đinh Văn Tuấn - Nguyễn Văn Phúc. Đăng trên tạp chí Xưa & Nay số mới (460, 6/2015)
Các bạn có thể tải về đọc ở đây (Bản đầy đủ, còn bản đăng XN đã rút gọn)
https://drive.google.com/drive/my-drive

Về chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君

ĐÌNH VĂN TUẤN

Theo truyền thuyết và sử sách, thủy tổ người Việt Nam là Lạc Long Quân, có tên húy là Sùng Lãm, là con trai của Kinh Dương Vương và Long nữ (con gái của Động Đình Quân).
Về chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君
Ảnh: internet
Lạc Long Quân kế nghiệp cha, làm vua nước Xích Quỷ, sau lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, được 100 người con trai, là tổ tiên của Bách Việt. Cuối cùng, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia ly, Lạc Long Quân đem 50 con về thủy phủ còn Âu Cơ và 50 người con trai đến ở đất Phong Châu, cùng tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang. Lạc Long Quân được viết chữ Hán là 貉龍 君, trong đó, chữ 貉 (bộ trĩ) mà người Việt, theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay vẫn đọc là “lạc”. Tiền nhân Việt dường như đã cố tình dùng chữ 貉 dành cho Lạc Long Quân và không đọc theo đúng phiên thiết từ thư Hán là hc (thú giống như con cầy), mch (tộc ở phương bắc Trung Quốc) nhưng nhất định là “lạc” chắc hẳn phải có một dụng ý sâu kín nào đó và cho đến nay vẫn còn là bí ẩn văn tự. Bài viết này, cố gắng tìm hiểu lý do nào cổ nhân đã cố ý viết chữ 貉 nhưng lại đọc không theo phiên thiết là “lạc” và LẠC có ý nghĩa, tượng trưng gì? Mục đích của chúng tôi là cố gắng giải mã bí ẩn của chữ LẠC trong Lạc Long Quân với giới hạn của huyền sử, sử liệu và văn tự, ngữ âm chứ không bàn luận hay khẳng định gì về nguồn gốc dân tộc Việt.

1. Chữ và âm đọc “lạc” qua tài liệu Việt - Hoa

Chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉 龍君, xuất hiện lần đầu tiên trong Lĩnh Nam chích quái(1) (khuyết danh, khoảng đời Trần), sau đó có thể kể đến Đại Vit s ký toàn thư(2) (Ngô Sĩ Liên, 1697), Vit s din âm(3) (khuyết danh, khoảng đời Mạc), Thiên Nam minh giám(4), Thiên Nam ng lc(5) (khuyết danh, khoảng đời Lê-Trịnh), Đại Nam quc s din ca(6),

Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái, Vit s tip lc din Nghĩa(7) (khuyết danh), Vit s cương mc tiết yếu(8), Đặng Xuân Bảng, (đời Nguyễn),… đều thống nhất tự dạng 貉 (không tìm thấy tự dạng khác như 雒 hay 駱). Về sách viết bằng chữ Quốc ngữ, ký âm chữ La tinh thì sớm nhất hiện còn là tập chép tay về lịch sử nước An Nam của Bento Thiện(9) viết vào năm 1659, tiếp đến là Notes historiques sur la nation annamite của P. Le Grand de La Liraÿe (1866), Tóm li v s tích các đời vua nước Annam, Trương Vĩnh Ký (1877), Lược biên Nam Vit s ký lch triu niên k (1894), Georges Maspero (cũng viết chữ Hán là 貉), Qung tp viêm văn (1898), Edmond Nordemann (cũng viết chữ Hán là 貉, Nam Vit lược s, Nguyễn Văn Mại (1919)(10), Ti tân Quc văn tp đọc(11) (Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, 1907, cũng viết chữ Hán là 貉)… tất cả đều ký âm chữ La tinh là “Lạc”. Đặc biệt là chữ 貉 còn thấy dùng để viết thay cho 駱, 雒 (Âu Lạc, Lạc hầu, Lạc tướng) trong Lĩnh Nam Chích quái, Vit đin u linh chc chn phi đọc là LC chứ không thể là HẠC hay MẠCH. Điều này chứng tỏ các văn bản khoảng đời Trần còn lưu lại đã xác định 貉 được tiền nhân đọc là LẠC. Chữ Lạc 貉 cũng xuất hiện trong sách học Hán Nôm xưa và các bộ từ, tự điển như Ngũ thiên t dch quc ng(12), 1909 của Nguyễn Bỉnh, đã ghi: “貉 Lc, cy hương” Vit Nam t đin (Hội Khai Trí Tiến Đức)(13), 1931: “Lạc Long Quân 貉龍君”; Hán Vit t đin gin yếu(14) của Đào Duy Anh, 1932, sách này được hai nhà Nho là Phan Bội Châu và Lâm Mậu duyệt lãm, từ điển ghi: “貉 Lc: Mt loài thú ging con ly貉龍君 Lc Long quân”; Nam Hoa t đin(15) của Nguyễn Trần Mô, 1940: “貉 (Lc) con lc”. Không chỉ người Việt đọc 貉 là “lạc”, chúng tôi thấy tiếng Quảng Đông cũng đọc là [lok3], Khách Gia là [log6], Triều Châu là [log8](16), vậy rất có khả năng cả Việt lẫn Lưỡng Quảng… đã lưu lại vết tích Hán âm thượng cổ. Thật vậy 貉 có âm thượng cổ(17) là [glaag] (Trịnh Trương Thượng Phương 郑张尚芳, Phan Ngộ Vân 潘悟云) ta thấy [glaag] rất giống với “lạc”. Đây chính là nhng chng c xác tht khng định mt truyn thng t ngàn xưa mà không h có mt nhà Nho uyên thâm Hán hc nào, cho dù đó là mt bc vua chúa hay các s thn, các văn nhân… mi thi đại lên tiếng phn đối hay t ý sa li. Như thế, cách đọc “lạc” 貉 là một cách đọc chữ Hán của người Việt cổ xưa chứ không phải là một sự sai lầm truyền kiếp.

Không một nhà Nho hay một người biết chữ Hán nào dám đọc 貉 ra “lạc” được, trong khi từ thư Hán chỉ có âm “hạc”, “mạch” nếu không có một sự thật là: chữ 貉, thời cổ đại có âm “lạc” vì thế dân gian truyền khẩu biết bao đời nay về tên thủy tổ luôn là “Lạc” Long Quân. Từ trước đến nay, có lẽ chỉ có An Chi là khẳng định chữ 貉 trong 貉龍君 không thể đọc là “lạc” mà là “hạc” qua một bài viết đăng trên một tờ báo không chuyên về lịch sử, ngữ văn, như sau: “Tên ca “Lc Long Quân” 貉龍君 b đọc sai ch. Ch này tuyt nhiên không có âm “lc”, tác giả dựa vào Hán ng đại t đin đã ghi 3 âm: “1. mch (mc bch thiết 莫白切); 2. hc (h các thiết 下各 切); 3. m (mc giá thiết 莫駕切)” để khẳng định 貉 không hề có âm “lạc”. Từ đó ông đã đi đến giả định: “ch phi được đọc theo âm nào? Chúng tôi cho rng đó là âm “hc” vì thin nghĩ cái tên “Hc Long Quân” hn phi có liên quan đến địa danh Bch Hc 白鶴 (…) ch hc đây có th “thông” vi ch hc v mt ng âm trong tâm thc ca người ghi chép truyn thuyết thì đây ch là cái tên ca mt loài chim thuc b Hc mà thôi.”(18) Như trên chúng tôi đã xác nhận: cách đọc “lạc” 貉 là một tập truyền xưa nay của tổ tiên người Việt chứ không đơn giản là một sự sai lầm truyền kiếp, cho nên nếu chỉ dựa vào từ thư, phiên thiết mà không tham chiếu những tài liệu liên quan về lịch sử, văn tự, ngữ âm xưa nay sẽ là một phương pháp phiến diện, chủ quan. Cách đọc “hạc” 貉 tuy đúng “phiên thiết” nhưng lại sai về ngữ âm lịch sử. Tên gọi “hạc” 鶴 (loài chim) là rất phổ biến, nghĩa là nếu viết về chim hc, tự nhiên sẽ viết ngay là chữ 鶴 hay dị thể 鹤 chứ không có chuyện dùng chữ đồng âm, khác nghĩa được. Cho nên không thể suy đoán tùy tiện rằng: “v mt ng âm trong tâm thc ca người ghi chép truyn thuyết” để cho hc 貉 có thể “thông” với hc 鶴 nên muốn viết sao thì viết. Xưa nay, tài liệu chữ Hán ở Việt Nam không thấy ghi nhận dùng hc 貉 thay cho hc 鶴, trái lại chỉ có chuyện dùng 貉 thay cho 駱, 雒 (Âu Lạc, Lạc hầu, Lạc tướng) vì chúng đồng âm “lạc”. An Chi hay bất cứ ai biết chữ Hán đều không thể cả tin vào phiên thiết rồi máy móc đọc một cách phản lịch sử là Âu Hc, Hc hầu, Hc tướng được! Đây là một chứng cứ góp phần phủ nhận chữ 貉 trong 貉龍君 phải đọc là “hạc” theo An Chi. Thực ra, trước đây trong bài viết Hùng Vương hay Lc Vương?(19), An Chi với bút hiệu Huệ Thiên đã từng tin vào âm đọc “lạc”: “Chúng ta là con cháu đức Lc Long Quân, thuc nòi ging Lc Vit, li làm “vua” ca Lc dân (= dân Lc)…” và sau này ông đã tự phủ nhận bằng một định kiến về 貉 phải đọc là “hạc” rồi từ đó ông đã phê phán, kết tội cổ nhân một cách trịch thượng, vô căn cứ(20). An Chi còn suy đoán “Lạc” trong Lạc Long Quân có thể chỉ về chim Hạc dựa vào tên đất Bạch Hạc (Phong Châu). Nhưng, thật ra, theo truyền thuyết, sau khi Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Sùng Lãm cai trị nước Xích Quỷ, thì tên gi Lc Long Quân mi xut hin. Đến khi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ rồi sinh 100 con trai và sau khi hai người chia tay mới có chuyện 50 con theo mẹ về đất liền là đất Phong Châu nay là Bạch Hạc và đất này trở thành kinh đô nước Văn Lang của vua Hùng.

2. Ý nghĩa của chữ Lạc trong Lạc Long Quân 貉龍君

Trước đây dựa vào chữ 雒 chỉ loài hậu điểu, ở miền Giang Nam, Đào Duy Anh(21) đã nêu giả thuyết vật tổ chim Lạc của người Lạc Việt thời văn minh Đông Sơn và hầu như tác giả coi mọi chữ Lạc 貉 (viết lầm từ 駱), 駱, 雒 và chữ Hùng 雄 (viết lầm từ 雒) đều là một. Nhưng theo chúng tôi, nguyên ý của Qung Châu ký, Giao Châu ngoi vc ký, ngay t đầu đã nhn mnh v Lc đin, rung có tên là “Lc” ch không nhn mnh v mt tc người mang tên Lc và Lc phi là mt tên gi trng cy mt thc vt nào đó trên rung có nước triu lên xung, nên ng cnh này nếu ch v loài chim là không thích hp. Hơn nữa, tự hình 雒 của Giao Châu ngoi vc ký chưa chắc là tự hình ban đầu. Chữ Lc viết bằng 2 tự dạng 雒 và 駱. Theo Khang Hy t đin(22) thì 雒: “雒音洛, 本作駱” (âm lạc, vốn viết là 駱), vậy đây là 2 chữ đồng âm khác nghĩa. Liên quan đến chữ “Lạc” ở Giao Chỉ còn thấy chép là Lc - Vit 駱-越 ở các sách Tin Hán thư, Hu Hán thư, Thy kinh chú(24). Hai văn bản Giao Châu ngoi vc kýQung Châu ký có lẽ xuất hiện cùng thời vì chính Thy Kinh chú đã từng trích dẫn Qung Châu ký (裴淵,廣州記曰…, Bùi Uyên, Quảng Châu ký chép…). Nhưng, chúng tôi cho rằng, đoạn văn cô đọng từ Qung Châu ký với chữ Lc 駱 và dựa vào các sách xưa hơn là S ký, Hán thư đều viết là chữ Lc 駱 rất có thể xuất hiện sớm hơn (hoặc gần nguyên gốc) đoạn văn sáng sủa của Giao Châu ngoi vc ký với chữ Lc 雒. Như thế, luận cứ của Đào Duy Anh không thuyết phục vì đã ngộ nhận chữ 雒 như một chữ gốc và dựa vào ý nghĩa để lập giả thuyết mà thực ra dù là 駱 hay 雒 chúng chỉ là chữ ký âm mà thôi.

Chữ 貉, nguyên nghĩa chỉ về động vật (như con cầy) và các dân tộc phương Bắc hay Đông Di, Triều Tiên chắc chắn không phù hợp với cổ Việt cho nên cần phải tìm hướng khác về ngữ âm để truy nguyên. Theo Khang Hy t đin dẫn Tập vận, Vận hội, Chính vận cho biết chữ 貉: “本作貈” (vốn viết 貈). Chữ 貈 này đáng chú ý ở phần bên phải là chữ 舟 (thuyền), khiến ta liên tưởng đến những chiếc thuyền trên trống Đồng Đông Sơn. Phải chăng đây chính là ẩn ý của chữ 貉 ám chỉ tộc người sinh sống ở vùng sông nước, thường gắn bó với việc giao thông bằng thuyền? Truyền thuyết kể rằng Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, có tài xuống thủy phủ, lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ rồi sinh ra Sùng Lãm - Lạc Long Quân. Sùng Lãm sinh ra dưới thủy phủ và thường sống gắn bó với thủy phủ hơn là trên đất liền. Sau khi lên ngôi, Sùng Lãm lấy danh hiệu là LẠC Long Quân, vua Rồng LẠC. Lạc Long Quân là nòi giống rồng, đứng đầu thủy tộc và sau khi chia tay với Âu Cơ, đã đem 50 con về thủy phủ chia trị các nơi. Chúng tôi suy đoán rằng: LẠC là một tên gọi ám chỉ cội nguồn của vua, con của Rồng, sinh ra từ thủy phủ và âm “lạc” là cách đọc tiếng Hán ở cổ Việt của chữ Hán là 貉 hay 貈. Vậy 貉 hay 貈 là chữ ký âm tiếng cổ Việt, nhưng tiếng ấy là gì? Âm Hán thượng cổ của 貈 được phục nguyên là [gloowg] và của 貉 là [glaag](25), cả 2 âm này đều tựa như “lạc” của người Việt và của các tộc Hoa Nam [lok3], [log6], [log8]. Từ “lạc” (Lạc Long Quân) trong tiếng Việt xưa nay là một từ mất nghĩa nhưng dựa vào suy luận trên về cội nguồn của vua Rồng sinh ra và sống gắn bó với thủy phủ, ta có thể xác định đó là môi trường, quê hương NƯỚC. Vậy, LẠC Long Quân chính là vua Rồng - NƯỚC. Chữ Lạc 貉 là một dạng ký âm tiếng cổ Việt của “nước” hay “nác”(26). Theo Nguyễn Tài Cẩn(27), Nguyễn Ngọc San(28), phụ âm đầu “n” bắt nguồn từ dr, r, d, t, đa số Mường nói nước là “dac”, “tac” nhưng ở tiếng Mường Thải, Tân Phong phát âm “nước” là [drac] và đặc biệt là các Mường Vang, Mặc, Khênh, Thịnh Lang, Cao Dương, Tăm, Nèn, Khơi(29)... lại phát âm theo “r” là “rac”. So sánh âm Hán thượng cổ của 貉 [glaag] và âm Mường-Việt [rac] ta thấy tương đồng: “gl” đọc lướt sẽ như “l”, vì âm Hán xưa không có âm rung “r” nên thường dùng “l” để ký âm, chẳng hạn như An Nam tc s(30) đời Nguyên đã dùng 掠 [liɑk] để ghi âm tiếng cổ Việt chỉ 水 (nước) là [rac] hay An Nam dch ng đời Minh đã dùng 弄 [luŋ] để ký âm cho tiếng Việt chỉ 闊 là rộng và ở chữ Nôm, ký âm “rồng” bằng long 龍. Kết quả này phù hợp với giả thuyết trước đây của Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc(31) về cách đọc “lạc” trong Lạc điền, Lạc dân, Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng và kể cả Lạc Long quân, Lạc Việt là một từ tố Việt-Mường rac: nước. Tác giả hiểu rằng, tên gọi Lạc điền ám chỉ về ruộng rặc, rộc = ruộng nước vì lẽ, tài liệu Hán cho biết Lạc điền là ruộng có nước triều lên xuống mà yếu tố nước rất quan trọng cho việc trồng cấy. Một nhà nghiên cứu khác cũng đã từng đồng thuận với cách đọc hiểu của chữ Lạc là “nước” như Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc đó là Lê Hữu Mục: “ch Lc theo ch nôm là LÁC và hiu LÁC là nước theo quá- trình phát-trin ca nó t LÁC đến ĐÁC và t ĐÁC đến NÁC để dng li cui cùng âm NƯỚC như ta biết hin nay” và tác giả cũng nhìn nhận: “T nước t ngàn xưa đã nm sn trong nhng danh-xưng LC ĐIN 貉田 và LC DÂN 貉民”(32).

Tuy nhiên, luận cứ Lạc = nước của các tác giả trên, theo chúng tôi có mấy điểm không thuyết phục: Tài liệu Hán như Qung Châu ký, Giao Châu ngoi vc ký, ngay t đầu đã nhn mnh v Lc đin, rung có tên là “Lc” chứ không phi ám ch v s lên xung ca thy triu. Nước triều lên xuống chỉ là một thuộc tính của ruộng Lạc. Cả người Hán lẫn Việt thời thượng cổ đều đã biết sử dụng ruộng nước để trồng cấy. Yếu tố “nước” luôn cần thiết với các dân tộc sống bằng nông nghiệp. Nên theo chúng tôi, nước triu lên, xung không gây chú ý bằng tên một sản vật địa phương mà người Hán chưa biết. Do đó Lc đin nên hiu là rung trng cy mt loài thc vt nào đó rung có nước triu lên xung. Hơn nữa, giả thuyết này chưa giải quyết thỏa đáng về sự phức tạp của các tự dạng 貉 (Lạc Long quân), 駱, 雒 (Lạc điền, Lạc dân…) và đặc biệt là 雄 (Hùng điền, Hùng dân…) trong Nam Vit chí của Thẩm Hoài Viễn. Theo quan điểm chúng tôi, chữ 貉 không có cơ sở để đánh đồng với các chữ 駱,雒,雄. Chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君 có phải là Lạc 駱, 雒 trong Lạc điền, Lạc vương… và cổ nhân Việt cố ý gán ghép vào Long quân? Trong thư tịch Hán, chữ 貉 xuất hiện duy nhất trong sách Thông Đin (đời Đường) với Lạc Việt 貉越 nhưng Lạc Việt lại ở huyện Trung Lư, không thuộc Giao Chỉ, tuy nhiên sách Đông quán Hán ký (thời Đông Hán), Hu Hán thư khi chép về Lạc Việt Trung Lư lại không viết là 貉越 mà dùng 駱越. Vậy có thể 貉 và 駱 có tự dạng giống nhau nên dễ lầm lẫn (chỉ một lần trong thư tịch Hán). Sử liệu Hán viết Lạc Việt 駱越 để phiếm chỉ dân sống ở Giao Chỉ, Cửu Chân và ở Trung Lư và có khi cho Lạc Việt 駱越 là Tây Âu 西甌 nên không chắc rằng chữ “Lạc” dù ở văn cảnh nào, thuần túy chỉ dân Lạc ở cổ Việt (như Giao Châu ngoi vc ký, Qung Châu ký). Trường hợp này cũng như tên gọi Việt, phiếm chỉ các tộc thuộc Bách Việt vùng Hoa Nam, trong đó kể cả Lạc Việt ở Giao Chỉ. Không thể tùy tiện cho rằng nhà Nho Việt đã đọc Thông Đin rồi bắt chước cách viết 貉 = 駱 để ghi chép về Lạc Long Quân trong Lĩnh Nam chích quái. Học giả Đào Duy Anh cũng đã từng nhận định rằng sử sách Việt đã lộn từ chữ 駱 sang chữ 貉 vì tự hình giống nhau. Trong thư tịch Việt, có nhiều chỗ đã dùng 貉 khi chép về Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng chứ không dùng 駱, 雒, tuy nhiên Đại Vit s ký toàn thư khi viết về Trưng Trắc lại viết giống sách Hán với chữ 雒, họ Lạc 雒, con gái của Lạc tướng 雒將 huyện Mê Linh. Hin tượng này có th là do thói quen viết ch ca nhà Nho Vit khi thy ch Lc trong Lc Long quân là ch đồng âm vi Lc (駱,雒) nên h thy ch nào có “lc” là cũng viết là 貉. Do đó, theo chúng tôi, chữ Lạc 貉 trong 貉龍君 không phải là chữ Lạc 駱,雒 trong Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng(32).

Chúng tôi chỉ đồng thuận với Nguyễn Kim Thản, Vương Lộc và Lê Hữu Mục về sự tương đồng ngữ âm Hán - Việt khi đoán định LẠC= NƯỚC. Nhưng bằng một truy nguyên khác, dựa vào gốc tích, huyền sử, chúng tôi xác định NƯỚC (nác, rac) ch gn lin vi danh hiu LC Long quân mà thôi.

3. Lời kết

Danh hiệu Lạc Long Quân 貉龍君 của huyền sử Việt Nam từ bao đời nay, đã để lại cho hậu thế một bí ẩn từ chữ Hán là 貉 vì chữ này không đọc theo từ thư, phiên thiết Hán là “hạc”, “mạch” mà lại là LẠC. Kế tiếp các công trình khảo cứu trước đây của các học giả, nhà nghiên cứu sử học, bằng một truy nguyên khác, chúng tôi đã đi đến một kết luận: Chữ 貉, xưa vốn là chữ 貈, có lẽ người cổ Việt đã chọn tự dạng này vừa để ký âm vừa gợi nhớ đến cuộc sống gắn bó với thuyền trên sông nước như vẫn còn lưu dấu tích trên trống đồng Đông Sơn. Do văn tự biến đổi theo thời gian, nên đến khoảng đời Trần, soạn giả Lĩnh Nam chích quái đã lưu lại tự dạng 貉 là chữ đồng âm của 貈. Âm Hán thượng cổ của 貈[gloowg] và 貉[glaag] rất gần với cổ âm người Việt là “lạc” nên có khả năng dùng để ký âm cho tiếng Mường - Việt là [rac], nghĩa là NƯỚC (nác). Cách đọc “lạc” 貉 của tiền nhân Việt là đúng đắn chứ không phải là một cách đọc sai lầm vì có căn cứ ngữ âm lịch sử của tiếng Hán [glaag] và phương ngôn tiếng Hán như Quảng Đông [lok3], Khách Gia [log6], Triều Châu [log8]. Vậy, ban đầu, ở thời kỳ giao tiếp Hán - Việt (Triệu Đà đến Hán thuộc), 貉 được người cổ Việt phát âm là “lạc” và dùng để ký âm cho tiếng Mường-Việt là [rac] và 貉龍君 sẽ là vua Rồng (龍 君) mang tên NƯỚC [rac] (貉). Ý nghĩa của NƯỚC rất phù hợp với danh hiệu LẠC Long Quân vì theo huyền sử, Lạc Long Quân là người sinh ra từ NƯỚC, thy ph bởi mẹ là là Long nữ, con gái của vua hồ Động Đình vì thế khi Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho con trai là Sùng Lãm, Sùng Lãm đã xưng danh hiệu là LẠC Long Quân để luôn nhớ về quê mẹ, nguồn cội sinh ra từ NƯỚC của mình. Lạc Long Quân rất thường hay sống ở thủy phủ và sau khi chia tay với Âu Cơ, vua đã đem 50 người con trai trở về quê ngoại ở thủy phủ. Âu Cơ đã đem 50 người con trai khác lên vùng đất liền, cao ráo ở Phong Châu và tôn người con trưởng lên làm vua gọi là vua Hùng (Hùng Vương). Huyền sử lại cho biết, dân Văn Lang khi xuống nước đánh cá, thường hay bị loài giao xà làm hại nên vua Hùng đã truyền dạy lấy mực xăm lên mình giống hình Long Quân để không bị thủy quái hại nữa. Sử sách cho biết tục xăm mình theo hình rồng gọi là “thái long” đến đời Trần vẫn còn thịnh hành. Đây cũng là một dấu tích nhớ đến cội nguồn, thủy tổ người cổ Việt là Lạc Long Quân.

Đ.V.T
(SDB17/06-15)

.....................................................
1. Lĩnh Nam chích quái lit truyn (chữ Hán), nguồn:  Vietnamese Nôm Preservation Foundation (VNPF), http://lib. nomfoundation.org/collection/1/

2. Đại Vit s ký toàn thư (tập IV, kèm nguyên bản chữ Hán),  Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 1993.

3. Nguyễn Tá Nhí (Sưu tầm, chú thích, biên dịch), Vit s din  âm (bản chữ Nôm), Nxb. Văn Hóa Thông Tin, 1997.

4. Thiên Nam minh giám - Gương sáng tri Nam (bản chữ  Nôm), Hoàng Thị Ngọ (phiên âm, chú giải), Nxb. Văn Học. 1994.

5. Nguyễn Thị Lâm (khảo cứu, sưu tầm, biên soạn) Thiên Nam  ng lc (bản chữ Nôm), Nxb. Văn học & TT Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001.

6. Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái, Đại Nam quc s din ca (bản  chữ Nôm), Lã Minh Hằng (khảo cứu, phiên âm, chú thích), Nxb. Văn Học. 2008.

7. Vit S Tip Lc Din Nghĩa, bản chữ Nôm, nguồn: http://www.trangnhahoaihuong.com.

8. Đặng Xuân Bảng, Vit s cương mc tiết yếu (bản chữ  Hán), Hoàng Văn Lâu (dịch), Nxb. Khoa học xã hội, 2000.

9. Đỗ Quang Chính, Lch s ch quc ng 1620 - 1659 (tái  bản), Nxb. Tôn giáo, 2008.

10. Nguồn sách của các tác giả P. Le Grand de La Liraÿe,  Trương Vĩnh Ký, Edmond Nordemann từ các website: Archive. org, Gallica.bnf.fr, Books.google.com, Persee.fr.

11. Văn thơ Đông Kinh nghĩa thc. Cục Lưu trữ nhà nước  Việt Nam & Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Nxb. Văn hoá, 1997.

12. Ngũ thiên t dch quôc ng 五千字譯國語, Nguyn Bnh,  ngun: http://hannom.nlv.gov.vn.

13. Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam tự điển, Ha Noi, Imp.  Trung Bac Tan Van, 1931.

14. Đào Duy Anh, Hán Vit t đin gin yếu, Nhà in Tiếng  dân, Huế, 1932.

15. Nguyễn Trần Mô, Nam Hoa t đin, (Imp. Thuy-ky), Hà  Nội, 1940.

16. Nguồn tự điển: http://dictionary.sina.com.hk/p/word/%B8%E8#top. www.mogher.com/. Zdic.net

17. 上古音查询, www.eastling.org/OC/oldage.aspx

18. An Chi, Lc Long Quân nghĩa là gì? Đương Thời Xuân  Nhâm Thìn 2012.

19. Huệ Thiên, Hùng Vương hay Lc Vương? Đăng trong  Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm, Nxb. Trẻ, 2004.

20. Sau bài Lc Long Quân nghĩa là gì?, đến bài C dân gian  ln trí thc đều có th sai, nguồn: http://petrotimes.vn. An Chi đã ngầm chỉ trích cổ nhân đã sai lầm, ông viết: “Chúng tôi không cho rng, các c ta ngày xưa li dt đến độ không biết rng ch [] không th đọc thành “lc”, có nghĩa là, thực tế xưa nay mọi người (kể cả dân gian, trí thức) đã lưu truyền âm đọc “lạc” là vì dốt nát! Đáng tiếc hơn, ông đã lấy tên tuổi của học giả Trần Trọng Kim với Vit Nam s lược để quy tội: “chúng tôi vn cho rng s dĩ cách đọc đó tr nên ph biến là do quyn s ca hc gi h Trn”. Nhưng, như chúng tôi đã chứng minh trong bài, luận điểm của An Chi không khoa học vì thiếu thuyết phục, phiến diện và đầy chủ quan, cảm tính.

21. Đào Duy Anh, Lch s c đại Vit Nam, Nxb. Văn Hóa  Thông Tin, 2005.

22. Khang Hy t đin, Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã  1997.

23. Các tài liệu chữ Hán như Thy kinh chú, Thái Bình qung  ký, Hán thư… tham khảo từ trang mạng Chinese Text Project, website: http://ctext.org/pre-qin-and-han

24. Các âm Hán thượng cổ tra cứu theo 上古音查询, www.eastling.org/OC/oldage.aspx

25. Alexandro de Rhodes (1651), Dictionarivm Annnamiticvm  Lvsitanvm et Latinvm, bản dịch tiếng Việt của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, Nxb. Khoa học Xã hội, 1991.

26. Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lch s ng âm tiếng Vit (sơ  thảo), Nxb. Giáo Dục (tái bản), 1997.

27. Nguyễn Ngọc San, Tìm hiu tiếng Vit lch s (Tái bản có  bổ sung và sửa chữa), Nxb. Đại học Sư phạm, 2003.

28. Người Mường vi văn hóa c truyn Mường Bi (nhiều tác  giả), Nxb. Ủy ban huyện Tân Lạc, Sở VHTT Hà Sơn Bình, 1988.

29. An Nam tc s 安南即事, nguồn: http://ctext.org/wiki.pl?if=en&chapter=224481&remap=gb

30. Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc, Th tìm hiu ngun gc  ng nghĩa ca t t “Lc” trong Hùng vương dng nước (tập IV), Nxb. Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1974

31. Lê Hữu Mục, Nước, đặc trưng hình thái ca tư tưởng Vit  Nam (1), nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn.

32. Chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君 không phải là chữ  Lạc 駱,雒 hoặc Hùng 雄 trong Lạc/Hùng điền, Lạc/Hùng dân, Lạc/Hùng vương, Lạc/Hùng hầu, Lạc/Hùng tướng được sử sách Hán - Việt ghi chép. Về danh xưng Lạc 駱,雒 và Hùng 雄 chúng tôi sẽ viết một khảo cứu khác.