TẠP CHÍ NGÔN
NGỮ
SỐ 3
2011
CHỮ VÀ NGHĨA
Giải
mã bí ẩn SONG VIẾT 双 曰:
SONG VIẾT 双 曰chính là
Chiết
tự của chữ XƯƠNG昌?
Đinh Văn Tuấn
Hai chữ SONG VIẾT 双 曰đã từng xuất hiện trong các tác phẩm chữ Nôm xưa
như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức Quốc âm thi tập (các thi nhân đời
Lê Thánh Tông), Bạch Vân Quốc
ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh
Khiêm… SONG VIẾT 双 曰được phát hiện và
trở thành vấn đề nan giải kể từ khi học giả Trần Văn Giáp - Phạm Trọng Điềm
trong Ức Trai di tập - phiên âm chú giải (1956), đã lần đầu tiên lên tiếng nhìn nhận: “Chúng tôi cũng không dám cố chấp, cũng đã theo nguyên tắc muôn thuở, đọc chữ
Nôm phải linh động, theo nghĩa trong câu có
thể chệch đi ít nhiều cho hiểu được nghĩa.
Nhưng sau khi đem hai chữ “song viết”...
chuyển lên, chuyển xuống, chuyển ngang, chuyển dọc, cũng không đi đến đâu cả.
Vì vậy, chúng tôi đành giữ nguyên âm mặt chữ,
xin các bạn nghiên cứu giúp và góp ý kiến” [23]. Cho
đến nay, đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng cuối cùng SONG VIẾT 双 曰vẫn là một
“nghi án” chưa
được giải quyết dứt điểm, trọn vẹn, vẫn là một
bí ẩn, một thách đố lớn đối với nhiều
thế hệ học giả, nghiên cứu Hán Nôm. Đã có rất nhiều cách đọc hiểu được
sinh ra, đã có nhiều ý kiến, lí giải, đề nghị được đưa ra và kể cả những cuộc tranh luận, phê bình đã diễn ra… Các
diễn biến xung quanh SONG
VIẾT cũng đã được lược thuật lại khá nhiều (chẳng hạn nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Tài Cẩn [16], Nguyễn Quảng Tuân [15], Nguyễn Thế [17]…), cho nên trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ liệt kê các cách đọc chính, đáng chú ý (đã được công bố trên sách báo) sau
đây: song nhặt, song viết, thong thả - sớm
tối - nô bộc, song nhật, suông nhạt, rông vát, giong vát, song cát, sàng
vạt, thong nhật, rông viết, sông vát, viết,... nhưng theo đa số các nhà nghiên cứu thì rõ ràng, tất cả đều chưa thoả
đáng, có vẻ xa lạ với tiếng Việt, không có thực chứng trong thư tịch cũng như
ngôn ngữ xưa nay, chưa xứng đáng là một cách
hiểu toàn diện, có sức thuyết phục mọi người một cách mạnh mẽ. Tuy rằng thật đáng tiếc là vẫn chưa có kết quả mĩ mãn nhưng
sự đóng góp của các học giả, các nhà nghiên
cứu là điều đáng trân trọng và dù sao
cũng đã để lại những kinh nghiệm, bài học, gợi ý rất quan trọng, giúp cho kẻ hậu học như chúng tôi thuận tiện
hơn trong việc tìm hiểu và suy nghĩ,
nhằm tìm ra một giải pháp hữu hiệu
với hi vọng tìm ra được chìa khoá
giải mã bí ẩn SONG VIẾT 双 曰. Trên nền
tảng đó, bài viết này ra đời như một sự nối tiếp và đền đáp.
1.
SONG VIẾT 双 曰 và
chiết tự chữ Hán
Theo một
hướng tìm hiểu, suy luận khác với tất cả các nhà nghiên cứu, phiên Nôm xưa nay,
nhằm tránh đi theo những lối mòn khi cứ mải mê bám vào mặt chữ Hán, dựa vào ngữ
cảnh để ra sức đoán âm và rồi lại dẫn
đến lạc hướng, không lối thoát, sau bao ngày đêm lần mò trong bóng tối của “nghi án” SONG
VIẾT 双 曰cuối cùng chúng tôi đã may mắn tìm thấy một tia sáng “giải thoát” khi chợt nghĩ đến
phép chiết tự của chữ Hán vẫn từng phổ biến trong làng Nho Hoa và Việt xưa kia
và thử dùng để giải mã bí ẩn của 2 chữ SONG VIẾT双 曰. Đây là một hướng
đi, một phương pháp mới, chưa từng được đề cập đến từ trước
đến nay khi nghiên cứu về SONG VIẾT 双 曰.
“Chiết
tự” là một cách mô tả, phân tích cấu tạo chữ Hán hay còn gọi là lối “chơi chữ”,
nhằm tìm hiểu về cội nguồn, cấu tạo chữ Hán, vẫn thường dùng để thử tài, thử
trình độ Hán học hoặc vì một ẩn ý nào đó; có
khi mang tính bói toán để đoán việc lành dữ; hay cũng còn là một cách học chữ Hán
hữu hiệu, giúp dễ dàng ghi nhớ, truyền
thụ. Sự phân tích chữ Hán thường theo đúng nguồn gốc, cấu tạo chữ Hán xưa, nhưng
đôi khi vì một mục đích nào đó vẫn có những
trường hợp phân tích chữ Hán một cách linh hoạt, sáng tạo, không theo đúng nguyên tắc cổ điển
của chữ Hán. Chẳng hạn như những kiểu
chiết tự rất phổ biến trong giới Hán học sau đây:
- “Chim chích mà đậu cành tre(彳),
- “Lưỡng nhật (日)bình đầu nhật
Đều ám
chỉ chữ điền 田
Áp dụng phép chiết tự vào 2 chữ SONG VIẾT 双 曰để tìm hiểu thì thật bất ngờ,
chúng tôi đã phát hiện ra: SONG VIẾT 双 曰là hai
(song) chữ 曰 (viết) và nếu ghép 2 chữ viết曰lại theo thứ tự từ trên xuống dưới sẽ
thành ra chữ 昌 XƯƠNG. Như vậy 双 曰 vẫn đọc theo đúng âm Hán Việt là SONG VIẾT và chính
là một kiểu chiết tự của chữ XƯƠNG昌. Sẽ có người phản đối khi viện dẫn Thuyết Văn giải tự [31] ra (昌: 从日从曰 xương: gồm chữ nhật và chữ viết) để cho rằng
chữ Xương 昌đúng lí sẽ chiết tự là gồm chữ nhật 日trên chữ viết 曰, chứ không phải là 2 chữ viết曰chồng lên nhau. Nhưng theo chúng tôi (sự đời vốn dĩ có ngoại lệ), đây là một trường hợp
chiết tự bình dân linh hoạt, sáng tạo, không theo quy tắc cổ điển của chữ Hán
(như đã trình bày ở phần trên), theo một
nhãn quan lấy “hình” làm gốc: Nhìn vào hình thể chữ 昌, rõ ràng phần trên
và dưới gồm 2 hình dạng曰 (vuông, to bè)
đúng tự dạng của 2 chữ viết曰, một chữ曰nhỏ chồng lên một chữ曰lớn. Hơn nữa chữ Xương 昌theo Dị thể tự tự điển (異 體字字典)[34]
còn có một dạng dị thể nhìn rất giống 2 chữ viết曰: . Không những vậy, trong thực tế xưa
nay đã có những bằng chứng chắc chắn trong thư tịch lẫn tục truyền về cách hiểu phi truyền thống của chữ xương昌 không chỉ hiểu là 2 chữ viết曰 (song viết) mà còn được hiểu là 2 chữ
nhật日 (lưỡng nhật, song nhật) nữa.
Sau đây là những chứng cứ trong các tài liệu
cổ và hiện đại liên quan đến cách chiết tự về chữ XƯƠNG昌:
A. Lưỡng
nhật 两日và song nhật双日là chữ xương昌
1. 太平廣 記 /卷第一百六十三. 讖應. 草重生: “ 草重是个董字, 日日是个昌字”[29] Thái Bình quảng kí, Quyển 163: Sấm Ứng. Thảo trọng
sinh: “…chữ thảo ghép với chữ trọng là chữ đổng, chữ nhật ghép với chữ nhật
là chữ xương”.
2. 三國志- 魏書 二, 文帝纪第二: “言午,許字. 两日, 昌 字”[32].
Tam Quốc chí, Ngụy
Thư quyển thứ 2, Kỉ Văn Đế đệ nhị: “chữ ngôn với
chữ ngọ là chữ hứa, Hai chữ nhật tức là chữ xương”.
Tống thư, Quyển 27. (tạp) Chí, tập17 - Phù Thụy chí (thượng) “chữ ngôn
với chữ ngọ là chữ hứa, Hai chữ nhật là chữ xương”.
Ghi
chú: Hai sách Tam Quốc chí và Tống thư trên đều trích dẫn và giải
thích lời sấm trong sách Dị vận kì易運期: “言居東,西有午,兩日并光日居下”.
4. 三國 演義 /第八十回:曹丕廢帝篡炎劉,漢王正位續大統:“言在東 ,午在西,乃 許 字也, 两日并光上下移,乃昌字也.”[28].
Tam quốc diễn nghĩa, Hồi thứ 80: Tào Phi bỏ
Hiến Đế, cướp vận Viêm Lưu. Hán vương lên ngôi rồng, nối dòng đại thống: “Chữ
ngôn ở đông, chữ ngọ ở tây thì là chữ hứa.
Lưỡng nhật tịnh quang thượng hạ di
nghĩa là hai chữ nhật đều nhau ở trên ở dưới thì là chữ xương” [19].
Nho Lâm ngoại sử, Hồi 8: Vương
quan sát gặp người tốt lúc đường cùng; Lâu
công tử tiếp bạn nghèo nơi làng cũ: “lưỡng nhật hoàng đường” tức là chữ Nam Xương vì chữ xương là gồm hai chữ nhật chồng lên nhau” [20].
6. 東周齊璽印風與文字-邱瀅霓: "秦:昌,為雙日疊加,分上下「」[35].
Nghiên cứu về tỉ ấn cùng văn tự nhà Đông Chu
và nhà Tề - Khưu Oanh Nghê: “Nhà Tần: chữ Xương, là song nhật (2 chữ nhật) chồng
lên nhau từ trên xuống dưới”.
B. Song viết双曰là chữ xương 昌
Thất Chân Nhơn quả, Hồi 2: Vạn Duyên kiều, Lữ - Tổ thân truyền Đạo, Đại - Ngụy thôn, Hiếu - Liêm giả trúng phong: “... suy nghĩ việc đó mấy ngày. Có một lúc nọ đương ngủ, nữa đêm
thinh không ngồi tỉnh ngộ rằng: Kim - Trọng
hai chữ hiệp lại là chữ “Chung”, còn Vô Tâm - Xương không có
hai chấm ở trong thành chữ “Lữ”,
rõ ràng “Chung,
Lữ” hai ông Tiên (trong Bát Tiên)
tới mà độ mình!..." [4].
(Lê Anh Dũng trong bài viết Tiểu sử Đức Phù Hựu đế quân đã dẫn truyện
Thất chơn nhơn quả để dẫn giải như
sau: “Xương gồm hai chữ Viết chồng
lên nhau; nay bỏ ruột (vô tâm) thì còn hai chữ Khẩu chồng lên nhau; tức là chữ Lữ
(giản thể). Vậy Vô Tâm Xương chính là
đức Lữ tổ") [6].
2. 文字.第二节:汉字的结构
“昌:曰、曰” [37].
Văn tự, Tiết thứ 2: Cấu tạo chữ Hán: "Xương gồm 2 chữ viết".
3. 汉典论坛- 汉字交流讨论
:
汉字:“昌”(由两个“曰”字组成) [38].
Diễn
đàn Hán Điển, Giao lưu thảo luận về chữ Hán: Chữ Hán xương (do 2 chữ viết hợp thành).
“三口皆谈视为品
两曰同谋兴作昌”[39].
Đối liên và thi từ của Tô Phúc Lâm mới sáng tác năm 2008 - Câu đối Âm thanh của
Phong Giang:
(3
chữ khẩu口là chữ phẩm 品)
(2
chữ viết 曰là chữ xương 昌)
5. Câu đối bình dân [7]:
小珠山,大珠山,山山出尖: (2
chữ sơn山 là chữ xuất出)
女笑曰,子笑曰,曰曰昌好: (2 chữ viết曰 là chữ xương昌)
Qua tất cả những trích dẫn trên có
thể thấy rõ, xưa nay ở Trung Quốc chữ Hán昌xương đã từng được xác nhận và lưu truyền
theo những cách chiết tự như là: lưỡng nhật, song nhật (2 chữ nhật)”, và đặc biệt là song viết (2 chữ
viết). Còn ở Việt Nam, dựa
trên mối quan hệ đồng văn thì các sách như: Thái
Bình quảng kí, Tam Quốc Chí, Tống thư, Tam
Quốc diễn nghĩa, Nho Lâm Ngoại Sử, Thất Chân nhân quả truyện,... dĩ nhiên là rất quen thuộc trong giới Nho
sĩ, Đạo sĩ và các ẩn sĩ hay những người biết chữ Hán trong dân gian. Cho
nên hiện tượng gọi song viết 双 曰 (hay song nhật 双 日) là chữ xương
昌nếu xuất hiện ở Việt Nam xưa là một chuyện hoàn toàn có khả năng hiện thực. Do đó vào thời Lê, kể từ khi Nguyễn Trãi sử dụng 2 chữ SONG VIẾT 双 曰vào 8 bài thơ (Ngôn
chí 9, 12, 17. Thuật hứng 4, 13. Tự giới
16, 29, 37) trong Quốc âm thi tập (xin xem thí dụ hình bên dưới: 2 chữ song viết 双 曰 trong
Ngôn chí bài 9 trích ra từ bản chữ Nôm) [26] thì
với những cứ liệu đã dẫn trên, có thể
đi đến xác định: hai chữ SONGVIẾT 双 曰chỉ đơn giản là
chiết tự của chữ XƯƠNG 昌 chứ không phải là 2 chữ
hay 2 từ như tất cả các học giả, nhà nghiên cứu Hán Nôm, từ trước đến nay đã phỏng
đoán trong lầm tưởng và lạc hướng. Cũng cần bàn thêm, trong văn bản chữ Nôm, SONG VIẾT được viết theo 2 tự dạng: đa số (cùng thời đại hay khác thời đại) đều viết
là 双 曰song viết và đôi khi là 双 日song nhật cho nên trong nghiên cứu đã phát sinh ra hai cách đọc hiểu khác
nhau: Dựa vào 双 曰để đọc là song viết, rông vát, giong vát, song vát…
và dựa vào双 日để đọc là song nhật, suông nhạt, song nhặt… Dù cho nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm
đều đã đồng thuận việc xác định 2 chữ
SONG VIẾT chính là 双 曰chứ
không phải là 双 日(chẳng
hạn như Nguyễn Tài Cẩn sau khi đã khảo cứu kĩ
lưỡng về mặt văn bản, tác giả đã xác
nhận trong Thử tìm cách đọc Nôm hai chữ “song viết” như sau: “Vì vậy
theo ý chúng tôi, thoả đáng hơn cả là vẫn
nên cho 2 chữ “song viết” chính là 2 chữ vốn chép đúng và nên xuất phát từ chúng để khảo
sát” [16]) nhưng
dù vậy gần đây vẫn có nhà nghiên cứu phủ nhận
và dựa vào 2 chữ 双 日(bản chép tay xưa hơn bản khắc in) để xuất phát và lập luận (chẳng hạn như Nguyễn Quảng
Tuân, [15]). Thực ra cách đây gần
một thế kỉ, trong Nam Phong tạp chí số 31 năm 1920, Đông
Châu Nguyễn Hữu Tiến phần Bạch Vân thi tập đã phiên
Nôm là song nhặt ở bài XXXVIII:
“Song nhặt hãy còn hai rặng quýt,/ Thất gia chẳng hết một gian lều” [3] nhưng vì không có văn bản
chữ Nôm kèm theo nên thật khó xác định thực sự viết là 双 曰 hay双日,cũng có khi tác giả chỉ suy đoán cho là viết sai từ曰 ra 日?
Theo ý chúng tôi, nếu dựa vào phép chiết tự để
lí giải thì như đã chứng minh, dù là 双 曰hay là 双 日thật ra cũng chính là chiết tự của chữ XƯƠNG 昌! Kết quả này đã thống nhất sự phân rẽ,
mâu thuẫn trong việc đọc và phiên Nôm.
Vậy
chữ Hán昌 XƯƠNG là gì? Sau đây là ý nghĩa của chữ 昌 xương theo các tự điển:
1. 漢語大詞典Hán ngữ đại từ điển
[30]:
昌 Xương:
(1) 明, 光明. Sáng, sáng rõ
(2) 善; 正当. Thiện, chính đáng
(3) 佼好貌. Vẻ tốt đẹp
(4) 兴盛; 昌盛. Hưng thịnh, thịnh vượng
(5) 庆. Phúc lành
(6) 指有生命之物. Vạn vật có sự sống
(7) 显明. Tỏa sáng
【zdic.net 漢 典 网】
2. Hán Việt tự điển
của Thiều Chửu [22]:
昌 xương:
(1) Tương đang, lời nói hay. Nói thẳng không kị
húy gì
(2) Sáng sủa
(3) Thịnh
(4) Tốt đẹp, đẫy đà
(5) Vật được thoả sự sinh sản gọi là xương
Như vậy XƯƠNG昌bao gồm các ý nghĩa: "lời
hay ý đẹp, trực ngôn (chân thật)";
"thiện, chính đáng"; "hưng thịnh, sáng sủa, tốt đẹp";
"phúc lành, thoả sinh"... Có thể
thấy trong chữ Hán hiếm có chữ nào như chữ XƯƠNG昌hội tụ ý nghĩa
thực hay và tốt đẹp đến thế. Trong thư pháp, các nhà Nho vẫn thường hay
dùng chỉ một chữ duy nhất như chữ TÂM
心, NHẪN 忍, NHÂN仁... để gói ghém tâm tư, tình cảm, lí tưởng của mình.
Cho nên có thể nói chữ XƯƠNG昌 thông qua cách viết双 曰SONG VIẾT chính là một "nhất tự"
tâm đắc của Nguyễn Trãi (xuất hiện lần đầu tiên trong Quốc âm
thi tập). Qua Nguyễn Trãi, XƯƠNG昌nói lên một lí
tưởng cao đẹp
của một kẻ sĩ đạt đạo, sống chân thật, hài hoà với
tự nhiên, hướng đến một cuộc sống
tươi sáng, một xã hội thịnh vượng, tốt đẹp.
2. 双 曰SONG
VIẾT và chữ huý đời Lê
Thái Tông
Trong Quốc âm thi tập, Nguyễn
Trãi đã viết ra những bài thơ Nôm thấm đẫm tinh thần của một nhà Nho đạt đạo với lí tưởng thanh cao
và một nhân sinh quan xuất thế. Những tháng
ngày ông cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà (ở Côn Sơn,
Chí Linh, Hải Dương khoảng năm 1437-1438) và
ngay cả khi Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông xuống chiếu triệu vời ông phục chức (1439) thì nhà vua vẫn cho ông được sống và làm việc ở Côn Sơn, thỉnh thoảng mới vào triều, ở giai đoạn này Nguyễn Trãi dù là thường dân hay là bậc đại
khai quốc công thần thì vẫn giữ nếp sống thanh bạch,
giản dị, liêm khiết trong một căn lều đơn sơ nhưng vẫn an bần lạc đạo,
vui với sách và thơ [24].
Vào khoảng năm 1440 Hoàng tử thứ ba của Lê Thái
Tông đã ra đời và được đặt tên là Lê Khắc Xương (黎克昌)*, theo Đại
Việt sử ký toàn thư, Quyển XI, Kỉ nhà Lê, Thái Tông Cao
....................................
....................................
* Theo
Đinh Công Vĩ, Bên lề chính sử, Nxb
Văn hoá thông tin 2005, tác giả đã cho biết: “thế phổ (Bùi thế phổ hay Thủ chân
thế phổ) cho biết: Khắc Xương do bà Thần phi
Bùi Quý Nhân con gái giám quan ngự sử
Bùi Cẩm Hồ sinh ra vào ngày 4 tháng 5 năm canh Thân 1440”.
Hoàng Đế, chép (năm 1441): “…皇子克昌可封新平王”: Hoàng tử Khắc Xương được phong làm Tân Bình Vương (xin xem hình trên) [18]. Với truyền thống tị húy cung đình thời Lê Thái Tông thì XƯƠNG昌chính là một
tên húy của Hoàng tử. Do đó chắc hẳn vào lúc này, ngoài cách tị húy chính thức của triều đình ra (biến đổi
tự dạng, thay chữ khác, đọc
biến âm…) trong dân gian bắt đầu hình thành một phản ứng tránh né chữ Hán昌và thế là cách nói chiết tự bình dân về chữ XƯƠNG 昌đã ra đời: đó là kiểu nói SONG VIẾT 双 曰 (hai chữ viết), sau đó dần dần được phổ biến. Rất có thể Nguyễn Trãi là người đầu tiên áp dụng lối chiết tự bình dân này để du nhập vào thơ Quốc âm vì trước Quốc âm thi tập, ở nước ta không thấy 2 chữ SONG VIẾT 双 曰 xuất hiện trong các tác phẩm văn thơ Nôm cũng như Hán. Sau khi những bài thơ có 2 chữ SONG VIẾT 双 曰 của Nguyễn Trãi được lan truyền, thì có lẽ lúc bấy giờ trong làng Nho, hễ nghe nói đến song viết mọi người đều ngầm hiểu đó là chữ昌 xương như một lí tưởng cao đẹp. Cho nên sau Quốc âm thi tập đến Hồng Đức Quốc âm thi tập (1470- 1496), rồi Bạch Vân Quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) cũng đã thấy SONG VIẾT 双 曰 được sử dụng theo. Qua phát hiện sau này, SONG VIẾT 双 曰 còn được tìm thấy ở những bài thơ Nôm trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (đời Lê Thánh Tông), của Bùi Xương Trạch (1451 - 1529) và hậu duệ Bùi Huy Tự (1656-1672); Nguyễn Hằng (1548-1625), Đỗ Xuân Đàm nữa.
biến âm…) trong dân gian bắt đầu hình thành một phản ứng tránh né chữ Hán昌và thế là cách nói chiết tự bình dân về chữ XƯƠNG 昌đã ra đời: đó là kiểu nói SONG VIẾT 双 曰 (hai chữ viết), sau đó dần dần được phổ biến. Rất có thể Nguyễn Trãi là người đầu tiên áp dụng lối chiết tự bình dân này để du nhập vào thơ Quốc âm vì trước Quốc âm thi tập, ở nước ta không thấy 2 chữ SONG VIẾT 双 曰 xuất hiện trong các tác phẩm văn thơ Nôm cũng như Hán. Sau khi những bài thơ có 2 chữ SONG VIẾT 双 曰 của Nguyễn Trãi được lan truyền, thì có lẽ lúc bấy giờ trong làng Nho, hễ nghe nói đến song viết mọi người đều ngầm hiểu đó là chữ昌 xương như một lí tưởng cao đẹp. Cho nên sau Quốc âm thi tập đến Hồng Đức Quốc âm thi tập (1470- 1496), rồi Bạch Vân Quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) cũng đã thấy SONG VIẾT 双 曰 được sử dụng theo. Qua phát hiện sau này, SONG VIẾT 双 曰 còn được tìm thấy ở những bài thơ Nôm trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (đời Lê Thánh Tông), của Bùi Xương Trạch (1451 - 1529) và hậu duệ Bùi Huy Tự (1656-1672); Nguyễn Hằng (1548-1625), Đỗ Xuân Đàm nữa.
Bản Nôm Quốc âm thi tập còn lại không phải
là nguyên bản nhưng chỉ là do đời sau góp nhặt
và sắp xếp lại những bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi còn lưu lại do truyền khẩu, chép tay, và nay chỉ còn lại bản
in mộc bản Ức Trai di tập của nhà in Phúc
Khê vào năm Tự Đức Mậu thìn 1868 ở Quyển
7. Dĩ nhiên các dấu vết chữ húy thời Lê Thái
Tổ đến Lê Thái Tông đã bị mất dạng vì
được thay đổi bằng chính tự. Cho nên
không lạ gì chữ 昌 - chữ Hán Nôm ghi âm xương - vẫn viết nguyên
dạng trong bài Tự thán, ở câu:
“Càng một ngày càng ngặt đến xương (昌)” hoặc cũng có thể bài thơ này ra đời
trước năm 1440 (hoàng tử Lê Khắc Xương chưa
ra đời) nên昌xương không phải là chữ húy. Còn 2 chữ双曰 SONG VIẾT thì từ khi xuất hiện cho đến nay chưa thấy ai phát hiện ra
đó là cách diễn tả theo lối chiết tự bình dân: 2 chữ viết 曰chồng lên nhau là chữ 昌 xương, nên dĩ nhiên chữ 昌 xương này vẫn còn may mắn tồn tại dưới dạng双曰 song viết. Và từ chữ 昌XƯƠNG, tên húy hoàng tử Tân Bình Vương, ta có thể xác định niên đại ra đời của 8 bài thơ chứa đựng 2
chữ 双曰 trong Quốc âm thi tập là
vào năm 1440-1441 trước khi Nguyễn
Trãi bị hoạ tru di tam tộc thảm khốc (năm
1442) với vụ án Lệ Chi Viên kinh hoàng. Đây
chính là một kiểu tị húy độc đáo chưa từng thấy nói đến trong lịch sử tị húy Việt
Nam?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dựa vào Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
đã ghi chép: “Bính Thân,
năm thứ 7 (1476) (Minh, năm Thành Hóa thứ 12), tháng 8, mùa thu, Cung
Vương Khắc Xương phải giao xuống hình ngục, Khắc Xương chết... ” [25], ta có thể xác định việc hủy bỏ chữ húy昌Xương là vào thời Lê Thánh Tông sau khi Cung vương
Lê Khắc Xương qua đời. Trong sách Chữ húy Việt Nam
qua các triều đại, tác giả Ngô Đức Thọ cũng đã cho biết:“Có thể đã tạm đủ để có thể kết luận: Từ niên hiệu Hồng Đức (1470 -
1496) trở về sau, lệ kiêng húy chữ viết
đã được bãi bỏ. Sự bãi bỏ này đã thực hiện
dưới thời Lê Thánh Tông chứ không phải đến đời Lê Chiêu Tông mới được
ban bố. Còn về thời điểm chúng tôi thấy có
cơ sở để đoán định lệnh đó đã được
ban bố vào tháng 7 năm Quang Thuận thứ 8 (8-1466) đó là năm Toàn thư đã ghi việc: “Định rõ lại lệnh kiêng húy” [10]. Như thế sớm nhất là có thể đến năm 1466 hay là 1476 sau khi Lê
Khắc Xương qua đời,
chữ húy XƯƠNG 昌bắt đầu được giải tỏa trong thời Lê Thánh Tông trở về
sau. Do đó sau Quốc âm thi tập, 2
chữ SONG VIẾT 双曰có thể được dùng theo mục đích kiêng
hay không kiêng húy, càng về sau SONG VIẾT 双曰chỉ đơn thuần là một ý niệm tư tưởng, tượng trưng cho một lí
tưởng cao đẹp của nhà Nho. Thế là SONG
VIẾT 双曰theo thời gian dần dần bị
chìm vào quên lãng, không mấy ai còn biết đến SONG VIẾT 双曰 như là một
cách chiết tự của chữ XƯƠNG 昌 với mục đích kiêng húy nữa và đã để lại cho hậu thế một nghi án nan
giải đầy bí ẩn!
Về ý nghĩa của SONG VIẾT có trong những bài thơ Nôm còn lại đến nay, nhiều học giả và nhà nghiên cứu Hán
Nôm đã dựa vào văn mạch, ý thơ để luận giải theo chủ quan mỗi người dẫn đến rất nhiều cách hiểu khác nhau
và vẫn chưa đi đến một nhất trí chung [5]:
1. Thong thả
- nô bộc - sớm tối (Đào Duy Anh)
2. Suông nhạt,
(Đỗ Văn Hỷ, Vũ Văn Kính)
3. Dong chơi thơ thẩn, nhàn tản phóng túng - tài sản, vốn liếng, của cải
(Nguyễn Tài Cẩn)
4. Giàu
nghèo (Nguyễn Công Hoan)
5. Sống thanh cao, trung dung, đúng với cương vị là sĩ phu,
vui với đạo lí (Đoàn Ngọc Phan )
6. Thật là (Hoàng
Xuân Hãn)
9. Ngày chẵn - Kết bạn, họp mặt, vui thích (Bùi Văn Nguyên)
Ngày chẵn -
nghỉ ngơi, thong thả, nhàn nhã (Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Quảng Tuân)
10. Tư nghiệp
- tư sản, của cải (Cao Xuân Hạo, Trần
Xuân Ngọc Lan)
11. Bằng khoán, di sản, kho tàng, công lao (Xuân Phúc P.Schneider)
12. Của cải
(Lê Hữu Mục)
13. Tài sản, của cải,
đầy tớ (Ngô Đăng Lợi)
14.
Viết một cách nhiều, rông dài, lung tung (Ngô
Đức Thọ)
15. Thư thả
- miệt mài, nhàn – vất vả, buông thả - gò bó chặt chẽ, tùng tiệm – chắt bóp...(Nguyễn
Thạch Giang)
16. Sinh hoạt
(An Chi)
17.
Của cải thu nhặt được (Nguyễn Quảng
Tuân)
18. Cách ăn
mặc và cách ăn ở (Nguyễn Hy Vọng)
19. Viết
(Lê Văn Quán)
20. Xuôi ngược, vui thú, ngao du (Nguyễn Thế)
Nhưng với những ý nghĩa trên đây (trừ nghĩa 5) khi du nhập vào từng câu thơ chứa đựng 2 chữ SONG VIẾT trong các bài thơ chữ Nôm xưa lại trở nên bất toàn
vì không thoả đáng, tương hợp, được câu này
mất câu kia. Theo chúng tôi tìm hiểu
và cảm nhận thì toàn bộ những câu thơ
chứa đựng 2 chữ SONG VIẾT của nhiều tác giả ở các thời đại khác nhau chỉ biểu
hiện một phạm trù triết lí,
tư tưởng (nói chung phù hợp với nhận thức
của Đoàn Ngọc Phan ở ý nghĩa số 5
trên nhưng tiếc
là lí giải SONG VIẾT là SONG CÁT lại không hợp lí):
SONG
VIẾT双 曰
hiểu theo chiết tự chính là là XƯƠNG昌, tượng trưng cho một lí
tưởng sống cao đẹp của nhà Nho (từ Nguyễn Trãi cho đến Nguyễn Bỉnh Khiêm,
và các nhà Nho sau này), là một khát vọng hướng về một cuộc sống CHÂN - THIỆN -
MĨ, như chính ý nghĩa của chữ昌XƯƠNG: CHÂN
- lời hay ý đẹp, trực ngôn (chân thật),
chính đáng; THIỆN - tốt lành, hưng thịnh, thoả sinh (trường tồn); MỸ - sáng
sủa, tốt đẹp. Để thực hiện lí tưởng cao đẹp này, qua lịch sử, các sĩ phu Việt
xưa đã sống và trải nghiệm với một nhân
sinh quan chân chính (kết tinh của đạo
lí, tư tưởng Khổng - Mạnh và Lão - Trang): Tùy Thời, để vừa Nhập Thế: lạc quan, yêu đời, tận hiến đời mình (sức lực,
tài năng, trí tuệ), cho đất nước, nhân dân, cho văn hóa dân tộc mà không kể
công, không màng danh vọng, bổng lộc, liêm khiết, lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ... và vừa Xuất Thế: trọng tinh thần hơn vật
chất, tri túc, sống cao thượng mà vẫn bình dân, độc thiện kì thân, an bần lạc đạo, yêu thiên nhiên (hoa, trăng, sông nước…) yêu nghệ thuật (cầm, kì, thi, họa), sống nhàn tản, thuận thiên an
mệnh, tùy ngộ nhi an, ung dung tự tại... Nhân
sinh quan độc sáng và đạt đạo này có thể nói
đã được thể hiện hoàn hảo, tuyệt vời bởi
một bậc chính nhân quân tử, đó là
Nguyễn Trãi, một sĩ phu suốt đời sống
bình dị, liêm khiết, hiền hậu, yêu nước
thương dân và đã từng được mọi thời đại
ca tụng như một nhà Nho kiệt xuất, nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân sự thiên tài, nhà kinh bang tế thế xuất chúng, là văn nhân, thi sĩ lớn, một vĩ nhân của dân tộc và còn là một danh nhân văn hóa thế giới.
Chỉ khi hướng đến một lí tưởng và nhân sinh quan như chữ XƯƠNG昌 (SONG VIẾT双 曰) đã gói ghém, bộc lộ (như đã diễn đạt ở
trên), người ta mới có thể thấu hiểu, cảm nhận, rung động sâu xa trước những vần
thơ tưởng chừng như giản dị, mộc mạc của Nguyễn Trãi hay của các thi nhân khác sau
ông cũng có cùng lí tưởng và nhân sinh quan như vậy.
3. Áp dụng và diễn giải SONG VIẾT双 曰là chữ XƯƠNG昌 -
tượng trưng cho lí tưởng và nhân sinh quan thanh
khiết, cao đẹp - vào trong thơ Nôm xưa
A. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
[24]:
1. Con cháu
chớ hiềm song viết ngặt,
Thi thư thực
ấy báu nghìn đời.
(Ngôn chí, bài 9)
Diễn giải: Con
cháu chớ than vãn về lí tưởng nhà Nho
(XƯƠNG 昌) lại dẫn đến khó nghèo nhưng chính “thi, thư” mới thực là của
báu ngàn đời.
2. Con cháu mựa hiềm song viết tiện,
Nghìn đầu
cam quít ấy là tôi.
(Ngôn chí, bài 12)
Diễn giải: Con cháu chớ than vãn về lí tưởng nhà
Nho (XƯƠNG 昌) lại dẫn đến bần tiện nhưng nhà ta vẫn sống thản
nhiên trong thanh bạch mới thực là cao quý.
3. Song viết hằng lề phiến sách cũ,
Hôm dao đủ
bữa bát cơm xoa.
(Ngôn chí, bài 17)
Diễn giải: Lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) chính là ngày ngày bầu bạn với sách cũ và
về của ăn chỉ cốt dùng đủ (an bần lạc đạo).
4. Song viết lại toan nào của tích,
Bạc mai
vàng cúc để cho con.
(Thuật hứng, bài 4)
Diễn giải: Đừng
toan tính lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG
昌) mang đến sự tích chứa của cải
nhưng đơn giản là vui sống với thiên nhiên
như mai trắng, cúc vàng... cũng tựa
như để bạc, vàng cho con cháu.
5. Buồng
văn đắp cửa lọn ngày thu,
Đèn sách nhàn làm song viết Nho.
(Thuật hứng, bài 13)
Diễn giải: Thanh nhàn đọc sách mỗi ngày đấy chính
là lí tưởng của nhà Nho (XƯƠNG 昌).
6. Song viết có nhiều dân có khó,
Cửa nhà càng rộng thế càng phiền.
(Tự giới, bài 16)
Diễn giải: Lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) đã có nhiều
nhưng vẫn thấy dân chúng khó nghèo, như cửa nhà càng rộng thế ( lại )
càng phiền. (Hai câu thơ này nằm trong một bài thơ theo khuynh hướng “Quy khứ lai từ”, không gặp Thời, nên tinh thần Nhập Thế trở nên không phù hợp cho nên hướng về tinh thần Xuất Thế “Bởi lòng chẳng ở cửa quyền” và “Được
về ở thú điền viên”).
7. Song viết huống còn non nước cũ,
Mặc dầu
thua được có ai tranh.
(Tự giới, bài 29)
Diễn giải: Lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) vốn như non nước xưa nay (bất biến), dù thế nào cũng không thể
tranh giành được.
8. Một yên một sách một con lều
Song viết bao nhiêu mặc bấy nhiêu.
(Tự giới, bài 37)
Diễn giải: Chỉ cần một cái án sách cùng với sách
và một căn lều thôi cũng lấy làm thoả chí,
ung dung tự tại với lí tưởng nhà Nho
(XƯƠNG 昌)
B. Hồng Đức Quốc âm thi tập [21]
1. Năm hồ
những lấy làm song viết,
Bốn bể đều thìn thấy nết na.
(Thiên địa môn, 32: Hằng nga nguyệt)
Diễn giải: Tuy sống ẩn dật tại vùng Ngũ Hồ (năm hồ)
nhưng vẫn sống an nhiên tự tại không màng
danh lợi, đắc chí với lí tưởng nhà
Nho (XƯƠNG 昌), khắp thiên hạ dù rộng lớn, xa xôi nhưng lúc nào trong lòng vẫn
luôn ngay chính vui sống vì đạo lí.
2. Ngư hà song viết ngày hằng đủ,
Bạng duật đôi co thế ngại nhòm.
(Phong cảnh môn, 54: Hoạ bài người kiếm cá)
Diễn giải: Lấy việc sông nước và chài cá hằng
ngày làm niềm vui sống ẩn dật nhàn tản (an nhiên tự tại, tùy ngộ nhi an…) theo lí
tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) cũng đã đủ rồi, chẳng cần để tâm tới việc tranh giành nhỏ
nhoi của người đời.
3. Nẻo đầu
kể bốn thú nhàn cư
Song viết ai bằng song viết ngư.
(Phong cảnh
môn, 59: Vịnh người đánh cá)
Diễn giải: Niềm
vui sống ẩn dật nhàn tản (an nhiên tự
tại, tùy ngộ nhi an…) thì không gì lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌)
bằng việc câu cá.
4. Một rìu một búa của hôm chiều,
Song viết
ai bằng song viết tiều.
(Phong cảnh
môn, 60: Vịnh người hái củi)
Diễn giải: Niềm
vui sống ẩn dật nhàn tản (an nhiên tự
tại, tùy ngộ nhi an…) thì không gì lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) bằng việc tiều phu, sớm chiều một rìu một
búa.
5. Một cày,
một cuốc phận đã đành,
Song viết ai bằng song viết canh.
(Phong cảnh
môn, 61: Vịnh người đi cầy)
Diễn giải: Niềm
vui sống ẩn dật nhàn tản (an nhiên tự
tại, tùy ngộ nhi an…) thì không gì lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌)
bằng việc đồng áng, ngày ngày một cày, một cuốc trong an phận thủ thường.
6. Nẻo ra
thì có phu đồng bộc,
Song viết ai bằng song viết mục.
(Phong cảnh
môn, 62: Vịnh người chăn trâu)
Diễn giải: Niềm
vui sống ẩn dật nhàn tản (an nhiên tự
tại, tùy ngộ nhi an…) thì không gì lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌)
bằng việc mục đồng.
7. Phong
nguyệt ít nhiều song viết đủ
Khứng đâu
vơ bậy khứng cho ai.
(Phong cảnh môn, 63: Vịnh thuyền người đánh
cá)
Diễn giải: Niềm
vui sống ẩn dật, nhàn tản (an nhiên tự
tại, tùy ngộ nhi an…) với gió mát trăng thanh ít hay nhiều theo lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) cũng là đủ rồi còn lo gì đến chuyện trả
vay của chuyện đời.
8. Bốn mùa song viết một thuyền chài
Sớm chốn
giang hồ tối nguyệt đài.
(Phong cảnh
môn, 64: Lại vịnh thuyền người đánh
cá)
Diễn giải: Niềm
vui sống ẩn dật, nhàn tản (an nhiên tự
tại, tùy ngộ nhi an…) theo lí tưởng nhà
Nho (XƯƠNG 昌) chính là bốn mùa với chiếc thuyền chài trên sông và sớm chốn giang hồ tối nguyệt đài.
C. Thập giới
cô hồn Quốc ngữ văn (dt. [16])
Song Viết
liền tay, trăng lờ non ánh
Hôm mai họp
mặt, nội cỏ vườn lau.
Diễn giải: Lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) luôn có sẵn
đây với niềm vui sống ẩn dật, nhàn tản, bình dị, hòa hợp với thiên nhiên chính
là thả hồn cùng với đêm trăng mờ lấp lánh
sau núi và sớm mai bầu bạn với nội cỏ vườn lau.
D. Bạch Vân Quốc ngữ thi tập của
Nguyễn Bỉnh Khiêm [2].
1. Song viết
chớ rằng đã hổ,
Đến đâu thời cũng có xuân phong.
(Bài 30)
Diễn giải: Đừng
lấy làm hổ thẹn vì lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG
昌), nếu sống trung thành, tin
tưởng vào lí tưởng, thì dù đến đâu thời cũng hưởng được niềm vui, tươi mát như
gió xuân.
2. Khách đến
hỏi nào song viết,
Nửa rằng
còn một túi thơ treo.
(Bài 35)
Diễn giải:
Khách đến hỏi thế nào là lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌)?, rằng còn đây một túi thơ treo đó! (Thi ca
là lẽ sống, thực hiện lí tưởng 昌)
3. Song viết
hãy còn hai rặng quýt,
Thất gia chẳng
hết một căn lều.
(Bài 47)
Diễn giải: Lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌), chính là còn đây cảnh sống thanh bạch,
an bần lạc đạo, tri túc, như lẽ sống chân chính của nhà Nho.
4. Mựa hiềm
song viết nhà còn ngặt,
Tích đức
cho con ấy mới mầu.
(Bài 122)
Diễn giải: Chớ lo âu sống theo lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌)
làm nhà mình ngặt nghèo, quan trọng là tích đức cho con cháu mới chính là điều
tuyệt vời (giàu sang, cao quý đích thực).
E. Đêm trung thu không trăng của
Bùi Xương Trạch (dt. [12]):
Há rằng ngọc thỏ hèn sao.
Hằng nga chiếm lấy làm song viết
Diễn giải: Chớ cho rằng ngọc thỏ thấp hèn quá,
(chẳng qua) Hằng Nga đã chiếm lấy riêng mình vẻ đẹp ngời sáng: Bộc lộ tinh thần
sống ẩn dật, độc thiện kì thân, ung dung tự
tại hướng về lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌).
G. Nguyễn Hằng (dt. [11])
Ba mươi chín tuổi đổ đăng khoa
Song viết ai bằng Song viết ta.
Diễn giải: Ba mươi chín
tuổi đổ đăng khoa, lí tưởng cao quý nào bằng
lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) của
ta đây: Ý trào phúng nhưng chính trực về một cuộc sống của một kẻ sĩ không màng danh lợi, thản nhiên sống an bần
lạc đạo.
H. Cửa Đạt của Bùi Xương Tự (dt. [13]):
Bờ cõi văng băng chẳng cấm ngăn,
Mặc ai chiếm lấy làm song viết
Diễn giải: Bờ cõi thênh
thang thoải mái, cứ tự do chiếm lấy làm niềm
vui (lí tưởng) riêng: Tinh thần ung dung tự tại, tự nhiên nhi nhiên sống
với lí tưởng XƯƠNG昌.
K. Đỗ Xuân Đàm
(dt. [15]):
Song viết mười thu kiếp đã từng.
Ước về quê
cũ được hay chăng?
Diễn giải: Đã từng mười năm sống chết vì lí tưởng nhà Nho (XƯƠNG 昌) rồi (nhập
thế), chỉ ước mong trở về quê nhà chẳng biết được không nữa? Không gặp thời, chỉ muốn sống quy ẩn
(xuất thế).
4. Lời kết
Vào năm 2005, Nguyễn
Tài Cẩn, một chuyên gia hàng đầu về ngữ âm học lịch sử, nhà nghiên cứu Hán Nôm nổi tiếng ở Việt Nam đã từng thú nhận: “Nửa thế kỉ đã trôi qua, các nhà
nghiên cứu đã lên tiếng, nhưng hai chữ SONG VIẾT mãi đến nay vẫn đang
còn là 2 chữ X+Y đầy bí ẩn, chưa từng được giải mã” (dt. [1]).
Như vậy qua quá trình hơn nửa thế kỉ kể từ học giả
Trần Văn Giáp - Phạm Trọng Điềm (năm
1956) cho đến Nguyễn Tài Cẩn (2005) và đến tận ngày nay, các học
giả, nhà nghiên cứu Hán Nôm trong và ngoài nước đều đã không thành công, hầu
như bế tắc trước nghi án SONG VIẾT 双曰. Hai chữ SONG VIẾT 双曰 vẫn mãi là một bí ẩn của quá khứ, hiện tại và cả
tương lai? Trước tình hình bi quan như thế, là kẻ hậu học, chúng tôi, với quyết
tâm chinh phục và giải quyết nghi án SONG
VIẾT, đã cố gắng tìm hiểu, khảo chứng về 2 chữ SONG VIẾT 双曰 trong thơ Nôm xưa, theo một hướng đi mới, hoàn toàn
khác với những lối mòn dẫn đến đường cùng hoặc chỉ loanh quanh lạc hướng
mà người trước đã để lại. Có thể nói,
chúng tôi đã lần đầu tiên may mắn khám phá ra chìa khoá giải mã bí ẩn
của nghi án SONG VIẾT双曰 bằng phương pháp sử dụng phép chiết tự của
cổ nhân. Và thật bất ngờ, kết quả lại tốt đẹp, thoả đáng, hợp tình lí: SONG VIẾT 双 曰chính
là chiết tự của chữ XƯƠNG昌. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến cách gọi chữ XƯƠNG昌 là SONG VIẾT 双 曰 đó là vì XƯƠNG昌chính là một chữ huý, tên của hoàng tử Lê Khắc Xương (1440 - 1476)
con thứ ba của vua Lê Thái Tông, vào
thời kì này (1440-1441) trong dân gian đã xuất hiện một cách tị húy độc
đáo bằng cách dùng lối chơi chữ bình dân để gọi
chữ XƯƠNG昌 là song viết nghĩa là
2 chữ viết (曰). SONG VIẾT 双 曰là XƯƠNG昌đã được Nguyễn Trãi (có lẽ cũng chính là
người đầu tiên khi áp dụng vào thơ Quốc âm) dùng để biểu đạt một lí
tưởng thanh khiết, cao quý của nhà Nho thông qua một chữ tâm đắc nhất của mình,
đó chính là chữ XƯƠNG昌. Sau Nguyễn
Trãi, 2 chữ SONG VIẾT 双 曰 mới được sử dụng trong các bài thơ quốc âm của các thi nhân đời Hồng Đức, nhà thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm đời nhà Mạc… SONG VIẾT 双 曰 trong thơ Nôm xưa, nhìn
chung được các nhà Nho sử dụng theo một
nhân sinh quan “Xuất Thế” với tinh thần và
thái độ sống quy ẩn, bình dị, thanh bạch
“an bần lạc đạo”, nhàn tản, với tâm hồn nghệ sĩ: yêu thiên nhiên, yêu sách và mê làm thơ, không màng
danh lợi, yêu tự do “an nhiên tự tại”… nhưng vẫn luôn luôn sẵn sàng “Nhập Thế”
khi Thời đã đến. Do đó có thể hiểu chính xác hơn: SONG VIẾT 双 曰 (XƯƠNG昌) là lí tưởng sống thanh cao với nhân sinh quan Xuất Thế của nhà Nho Việt xưa. Trong khoảng thời gian 1440 - 1476,
chữ húy XƯƠNG昌(với cách chiết tự là SONG
VIẾT双 曰) đã hiện diện và bắt đầu dần dần biến khỏi
tâm trí người đời, chỉ còn lại ý nghĩa thuần về lí tưởng của nhà Nho mà thôi. Khám
phá quan trọng này cũng đã giải quyết được vấn đề tại sao, ngoài những bài thơ
Nôm có 2 chữ SONG VIẾT đã kể trên ra,
lại hoàn toàn vắng bóng trong thư tịch, trong
các tự vị, tự điển xưa (chữ Nôm, Quốc ngữ), trong ca dao, tục ngữ và
trong ngôn ngữ, tiếng Việt xưa nay. Đây cũng chính là gốc rễ của 2 chữ SONG VIẾT 双 曰đầy bí ẩn đối với hậu thế.
Với niềm tin tưởng riêng, chúng tôi
hi vọng vào sự khám phá của mình đã tiếp cận được sự thật. Từ đây có thể tạm thời kết luận: Kết quả do chúng tôi gặt hái được
đã làm sáng tỏ, giải mã được một bí ẩn văn học
chữ Nôm kéo dài suốt hơn nửa thế kỉ qua và có khả năng đặt dấu chấm hết
cho "nghi án" 2 chữ SONG VIẾT 双 曰trong
thơ Nôm xưa?
Cuối
cùng, dĩ nhiên kết quả này có xứng đáng là một giá trị khoa học, là một sự thật
hay không cần phải có sự đồng thuận, xác nhận của toàn thể các nhà nghiên cứu,
chuyên gia Hán Nôm cũng như mọi người quan tâm đến chữ Nôm và văn học cổ Việt
Nam.
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Cao Huy Thuần, Nguyễn Tùng, Trần Hải Hạc, Vĩnh Sính, Xin trở lại vấn đề
Song Viết, Từ Đông sang Tây, Nxb Đà Nẵng, 2005.
2. Đinh Gia Khánh (chủ biên),
Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, H., 1983.
3. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Bạch Vân thi tập (Thơ cụ Trạng Trình), trong mục "Văn Uyển", Nam
Phong Tạp chí, Số 31,
nguồn: sachxua,net.
4. Huỳnh-Vinh-Lượng, Thất Chân Nhơn quả, Lâm Xương
Quang (dịch), http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237ntnmnmn0n31n343tq83a3q3m3237nnn.
5. http://www.hannom.
org.vn/ default. asp?CatID=420, Một cách đọc và hiểu
khác về từ “song viết”, (tổng hợp các bài
viết của Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Thế, Ngô Đức Thọ), trong "Thông báo Hán Nôm 2000" .
6. http://www.thienlybuutoa.org / LAD/ PhuHuuDeQuan.htm, Lê Anh Dũng, Tiểu sử ĐứcPhù Hựu đế quân.
7. ks.cn. yahoo. com/ question, Câu đối bình dân.
8. Lê Văn Quán, Phân tích kết cấu một số chữ Nôm còn bảo tồn âm đọc cổ, Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm, H., 11/2004.
9. Ngô Đăng Lợi, Phát hiện
thêm một số cách phiên âm khác về hai chữ “song nhật”, T/c Hán Nôm, 3/2000.
10. Ngô Đức Thọ,
Lệ kiêng huý và chữ huý triều Lê sơ - Mạc, trong Chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Nxb Văn hoá, 1997.
11. Nguyễn Công Hoan, Song viết hay song kiết, song biết, T/c Văn học, Số 5, 1974.
12. Nguyễn Đăng, "Đêm
trung thu không
trăng" - một bài thơ Nôm thời Hồng Đức, T/c Hán
Nôm, Số 2, 1988.
13. Nguyễn Đăng, Thơ Nôm Bùi Xương Tự, T/c Hán Nôm, Số 1, 1986.
14. Nguyễn Hy Vọng, Anh Tam là gì?, http://www.gio-o.com/NguyenHiVong Anh
Tam.html.
15. Nguyễn Tài Cẩn, Thử tìm cách đọc Nôm hai chữ
“song viết", T/c Văn học, Số 2,
1974.
16. Nguyễn Thế, Góp phần giải mã 2 chữ song viết từ câu hò cổ ở Thừa Thiên
Huế, Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm, Huế,
2006.
17. nomfoundation.org, Đại Việt sử kí toàn thư, Nguyên bản chữ Hán, tờ 54b.
18. Phan Kế Bính (dịch), Tam
Quốc chí, Tập 3, Nxb Văn học, Mũi Cà Mau, 1995.
19. Phan Võ và Nhữ Thành (dịch), Nho Lâm ngoại sử, Nxb Văn học, H., 2001.
20. Phạm Trọng Điềm
- Bùi Văn Nguyên (phiên âm, chú giải, giới thiệu), Hồng Đức quốc âm thi tập, (tái
bản lần thứ hai có chỉnh lí), Nxb Văn học, H., 1982.
21. Thiều
Chửu, Hán Việt tự điển, Nxb Đuốc Tuệ, H., 1942.
22. Trần Văn Giáp, Phạm Trọng
Điềm, Quốc âm thi tập, trong "Ức
Trai di tập" - phiên âm chú giải, Nxb Văn Sử Địa, H., 1956.
23. Viện sử học, Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, 1976.
24. Viện Sử học (dịch), Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính biên, Quyển thứ 23, Nxb GD, H.,
1998.
25. Nguyễn Quảng Tuân, “Song viết” chính là song nhặt, Hồn Việt,
Số 3, Nxb Văn học, 2004.
26. trangnhahoaihuong.com, Quốc Âm thi tập, nguyên bản của
nhà in Phúc Khê, 1868.
II. Tiếng Trung
27. 中国古典文学读本从书, 吴敬梓, 儒林外史. 人民文学出版社, 1958.
28. 罗贯中,增像全图, 三国演义,(下), 北京市中国书店, 1985.
29. 李昉, 太平廣 記 (全十册), 中华书局出版, tái bản lần thứ ba, 1986.
30. 漢語大詞典(5),主编:罗竹风. 汉语大词典出版社 1990.
31.
中国古典名著百部.. 许慎.说文解字(下), 总顾问:季羡林启功.主编:柴剑虹,李肇翔 , 九州出版社, 2001.
32. 陈寿, 三国志(上) 修订版, 岳麓书社出版发行, 2002.
33. 二十四史全譯, 沈約, 宋書 (全三册), 主編:許嘉璐, 漢語大詞典出版社, 2004.
35.東周齊璽印風與文字,http:
// cart.ntua.edu.tw/upload/vercatalog/ver.2
catalog/ver.219.pdf.
37.文字- 汉字的结构,http:/ /my. chinese.
cn/en/space-6036-do-blog-id-8134.html.
38. 汉典论坛, bbs.zdic.net.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét