Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Trao đổi với Học giả An Chi về bài viết “Cả dân gian lẫn trí thức đều có thể sai”



                                
                                                                       Đinh Tuấn
   
          Trên báo Năng Lượng Mới số 268, 25-10-2013 có đăng bài viết của Học giả An Chi: “Cả dân gian lẫn trí thức đều có thể sai”, mục đích phê bình tôi (bút hiệu Đinh Tuấn ở Diễn đàn Viện Việt học) về cách đọc chữ LẠC (trong LẠC long quân) của cổ nhân. Được Học giả An Chi quan tâm và trao đổi là một niềm vinh dự của tôi, xin thành thực cảm ơn Học giả. Trên tinh thần học hỏi và yêu chuộng sự thật, tôi xin trao đổi lại đôi điều:
          An Chi: “1.- Đinh Tuấn khẳng định rằng Bento Thiện không tự ý đọc mà chỉ dựa vào âm “lạc” truyền thống từ ký ức dân gian cũng như cách đọc của các nhà Nho xưa mà thôi. Về nguyên tắc, khăng định như thế là hoàn toàn võ đoán, trừ phi Đinh Tuấn có bằng chứng cụ thể, chắc chắn, chứng tỏ rằng cái chữ mà Bento Thiện đọc thành “lạc” đích thị là chữ [] (bộ “trãi”). Thực ra, lúc đó, ông ta dựa vào “ký ức dân gian”, ông ta theo “cách đọc của các nhà Nho xưa” hay ông ta đang nhìn vào một bản khắc in, một bản chép tay để tự mình đọc thành âm “lạc” một chữ mà ngày nay không ai biết đến tự dạng cụ thể? Chỉ có Chúa và Bento Thiện biết thôi chứ Đinh Tuấn và An Chi thì dứt khoát không có thẩm quyền để trả lời cho câu hỏi này. “Lạc” là cái âm mà Bento Thiện dùng để đọc đích thị chữ Hán nào, (bộ “trãi”[]), (bộ “chuy”[]) hay (bộ “mã”[]), hay một chữ “lạc” nào khác nữa, trong sách của ai thì chính Đinh Tuấn cũng không thể biết được.”
    Đinh Tuấn: Thực ra chủ đề về chữ và cách đọc “lạc”  đã được tôi và các thành viên Viện Viện Học phân tích, tìm hiểu từ mấy năm qua nhưng vẫn chưa một ai dám khẳng định, đi đến một kết luận khoa học rằng chữ và cách đọc “lạc” là sai lầm truyền kiếp. Nhưng ít nhất cũng nêu ra được một sự thật: Chữ LẠC trong “LẠC Long Quân” trong thư tịch cổ đều hầu như thống nhất một tự dạng và về âm đọc cũng thế, từ xưa đến nay đều là LẠC. 
         Lạc Long quân 貉龍君,xét về sách chữ Hán Nôm, sách  sớm nhất hiện còn là Lĩnh Nam trích quái (khuyết danh , khoảng đời Trần) viết là 貉,sau đó có thể kể đến Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên, 1697), Việt sử diễn âm (khuyết danh , khoảng đời Mạc), Thiên Nam minh giám, Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh , khoảng đời Lê), Đại Nam quốc sử diễn ca, Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái, Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca, Việt sử tiệp lục diễn nghĩa (khuyết danh), Việt sử cương mục tiết yếu, Đặng Xuân Bảng,  (Đời Nguyễn) đều thống nhất tự dạng (không tìm thấy tự dạng khác như hay ).  Về sách viết bằng chữ Quốc ngữ thì sớm nhất hiện còn là tập chép tay về lịch sử nước An Nam của Bento Thiện viết vào năm 1659, tiếp đến là Notes historiques sur la nation annamite của  P. Le Grand de La Liraÿe  (1866),  Tóm lại về sự tích các đời vua nước Annam, Trương Vĩnh Ký (1877), Lược biên Nam Việt sử ký lịch triều niên kỷ (1894), Georges Maspero (cũng viết chữ Hán là ), Quảng tập viêm văn (1898), Edmond Nordemann (cũng viết chữ Hán là 貉), Nam Việt lược sử, Nguyễn Văn Mại (1919) , Tối tân Quốc văn tập đọc (Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, 1907, cũng viết chữ Hán là ) tất cả đều ký âm chữ La Tinh là “Lạc”.  Đây chính là những chứng cứ xác thật khẳng định một truyền thống từ ngàn xưa mà không hề có một nhà Nho uyên thâm Hán học nào  lên tiếng phản đối hay tự ý sửa lại cho dù đó là một bậc vua chúa hay các sử  thần, các văn nhân, thi gia mọi thời đại. Tất cả đều là LẠC ! Bento Thiện là một trí thức thế kỷ XVII, dĩ nhiên ông tinh thông chữ Hán, Nôm và  thông qua tập sử lược của ông, ta nhận thấy vị thầy giảng này tỏ ra rất am tường lịch sử, văn hóa, phong tục nước Đại Việt và chắc chắn ông đã từng đọc các sử sách, văn tập  đương triều viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm chứ không thể viết bằng trí nhớ được. Ông đương nhiên  không thể tự đọc ra âm “lạc” nhưng chỉ là đọc theo cách đọc truyền thống của tiền nhân  cũng như các nhà Nho đương thời.
        Từng có nhiều chữ Hán (những chữ bình thường của nhân danh, địa danh…) bị đọc sai do lầm tự dạng hay do đọc vì kiêng húy…nhưng sau có thể được hậu nhân sửa lại theo đúng phiên thiết hay âm đọc Hán Việt chính của tên húy và đời sau đã đọc khác đời trước nhưng đặc biệt tên của tổ tiên dân tộc Việt Nam là LẠC long Quân lại khác, chưa từng thấy trong thư tịch xuất hiện một hiện tượng đính chính chẳng hạn như   do viết lầm từ hay và thay vì là “lạc” sẽ là hạc hay mạch.  Trên Diễn đàn VVH, tôi đã gợi ý rằng, đây có thể là một ẩn ngữ của tổ tiên để lại và cần được các nhà ngữ học, sử học  đời nay tìm hiểu, khám phá  ra thông điệp của tổ tiên. Tôi đã tìm hiểu ra dân Quảng Đông  (và Khách Gia còn gọi là Hẹ) đã từng có một cách đọc khác phiên thiết, chữ đọc là “lok 3” (….), sự giống nhau của  “lok 3”  và “lạc” là một trùng hợp đáng ngạc nhiên! và tôi đã gợi ý,  rất có thể xưa kia dân Việt  và Quảng có một mối quan hệ chung về lịch sử, văn hóa nói và  ít nhất là về mặt phát âm, cách đọc chữ Hán. Cũng có khả năng cả Việt lẫn Quảng đã lưu lại vết tích cổ âm trước Đời Đường Tống (thời kỳ hình thành ổn định âm đọc Hán Việt) Dĩ nhiên cần phải tìm hiểu sâu mới có thể tìm ra bằng chứng về mối liên quan thú vị này, rất có thể hứa hẹn một khám phá mới liên quan đến nguồn gốc dân tộc Việt Nam chăng? Khẳng định của Học giả An Chi khi cho âm đọc “lạc” và chữ Hán  là một sai lầm từ tiền nhân là không vững vì nếu chỉ dùng cách phiên thiết từ từ thư, vận thư (điều mà ai chuyên học chữ Hán đều biết) sẽ không đủ thuyết phục, An Chi cần  phải tìm ra các chứng cứ trong thư tịch Hán Nôm, Quốc ngữ chứng minh đã từng có hiện tượng: chữ đã được sửa lại là hay LẠC Long Quân viết là là HẠC (MẠCH) Long Quân. Và như thế làm sao An Chi có thể tuyên bố một cách tùy tiện:  “… Dù các vị có uyên bác đến đâu cũng không có nghĩa là các vị tuyệt đối không sai trong bất cứ trường hợp nào. Cách kiểm chứng hữu hiệu và đáng tin phải là qua thư tịch chứ không phải chủ yếu là dựa vào dân gian khi ta muốn đi vào từ nguyên; mà đối với chữ [] đang xét thì phiên thiết trong tự thư, vận thư đều không ghi âm “lạc” và  Chúng tôi không cho rằng các cụ ta ngày xưa lại dốt đến độ không biết rằng chữ [] không thể đọc thành “lạc”, trong khi các vị có thể chọn những chữ “lạc” khác, chẳng hạn như chữ []”

An Chi: “4…“Đây là một quyển sử có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ người Việt Nam và trong nửa đầu của thế kỷ XX thì nó gần như là một quyển sách độc tôn về lịch sử tương đối đầy đủ và có hệ thống của đất nước và dân tộc(...) Tuy nhiên, ta không thể hoàn toàn đổ lỗi cho Trần Trong Kim được vì các tác giả về sau có trách nhiệm phải khảo chứng, chứ không thể nghe theo ông một cách mù quáng (nếu đúng là họ đã nghe ông). Rất có thể là trước cả Trần Trọng Kim cũng đã có người/nguồn đọc như thế, nhưng chúng tôi vẫn cho rằng sở dĩ cách đọc đó trở nên phổ biến là do quyển sử của học giả họ Trần.”Chúng tôi chỉ ghi nhận một thực tế như trên chứ không lên án hay kết tội ai cả. Vấn đề chỉ là ở chỗ sự ghi nhận đó có đúng hay không mà thôi.”
      Đinh Tuấn: Thực ra cuốn sách phổ biến trong giới trí thức Nho học chính là  Tối tân Quốc văn tập đọc do Đông Kinh Nghĩa Thục ấn hành năm 1907 chứ không phải là Việt Nam sử lược, phong trào ĐKNT tuy chỉ tồn tại vài tháng nhưng đã phát triển rộng rãi và gây tiếng vang trong mọi tầng lớp xã hội. Nếu kể tội (theo lập luận của An Chi) thì sau ĐKNT, tất cả các nhà Nho, trí thức, học giả , không chỉ một mình Trần Trọng Kim hay những người sau ông sẽ là : “các tác giả về sau có trách nhiệm phải khảo chứng, chứ không thể nghe theo (…)một cách mù quáng” không những thế, trước ĐKNT, tất cả trí thức mọi thời đại cũng “mù quáng” như tác giả Lĩnh Nam trích quái, Ngô Sĩ Liên , B. Thiện ….khi viết 貉, LẠC!
         Vấn đề quan trọng ở chỗ, Học giả An Chi đã không đủ chứng cứ thuyết phục khi khẳng  định cách đọc chữ Hán là một sai lầm: Tóm lại, chữ [] không thể đọc thành “lạc”.  Tôi cho rằng, cách đọc LẠC là một truyền thống từ ngàn xưa của tổ tiên lưu truyền hậu thế, nó có một lý do nào đó mà ngày nay mọi người, từ trí thức lẫn bình dân cần phải nỗ lực tìm hiểu một cách khoa học và khám phá ra thông điệp bí ẩn của tiền nhân để  “ôn cố tri tân” và không phụ lòng tổ tiên.
                                                     
                                                                   Biên hòa ngày 28 tháng 10 năm 2013

       




2 nhận xét:

  1. Bác Đinh Tuấn kính!

    Lâu nay đọc bài của bác, tôi rất lấy làm kính trọng.
    Những bài về Hồ Quý Ly, Nguồn gốc từ kép Hán Việt là những bài khảo cứu rất có chất lượng. Xin chân thành cảm ơn bác.

    Về chữ Lạc, tôi cũng đã từng băn khoăn nhiều.
    Nay tôi thấy bác An Chi quả hơi cực đoan khi quá chú trọng vào văn bản.
    Tôi nghiêng theo ý kiến của bác, rằng chữ đó dùng để ghi một âm cổ .
    hiện tôi chưa dám xác quyết:

    đó là 1 chữ Hán để ghi một âm bản địa
    (tôi phân biệt ngôn ngữ của các dân tộc Bách Việt cách nay vài nghìn năm, với dân tộc Việt sống ở địa bàn nước ta hiện nay vào thời điểm đó, và phân biệt các dân tộc này với dân tộc Việt ngày nay).

    hay đó là một từ Hán với âm đọc Hán. Vì cả hai hướng này đều chưa có tư liệu chứng minh.

    Nay tôi giới thiệu với bác một trang tra âm vận cổ, để bác tiện sử dụng.
    http://www.eastling.org/OC/oldage.aspx

    Bác sẽ thấy, chữ đang xét, có khả năng có thủy âm kép gl-.
    GL- khi biến đổi sẽ cho các âm Hạc và Lạc.

    Chúc bác sức khỏe!
    Kính thư,
    Tran Trong Duong

    PS(có gì trao đôi bác có thể liên lạc qua trantrongduonghn@gmail.com)

    Trả lờiXóa
  2. Chào bạn Trần Trọng Dương
    Rất vui được bạn ghé mắt đến blog của mình và có lời khen cũng như đã đồng ý về chuyện chữ LẠC. Xin cảm ơn bạn nhiều.
    Đã vào http://www.eastling.org/OC/oldage.aspx
    và thấy đúng như bạn nhận xét: "có khả năng có thủy âm kép gl-.GL- khi biến đổi sẽ cho các âm Hạc và Lạc.". Nhưng để xác định nguồn gốc của LẠC là phương Bắc hay phương Nam là một vấn để nan giải vì tài liệu thời kỳ này không còn gì cả. Có lẽ 貉 là chữ Hán ký âm một danh xưng ở phương Nam (trong đó có người Việt cổ thuộc Bách Việt) và cách đọc LẠC còn truyền đến nay.
    Nếu có gì bàn thêm mình sẽ trao đổi email nhé.
    Chúc bạn sức khỏe và niềm vui.
    Thân mến
    Đinh Văn Tuấn
    (email: dtuanv@yahoo.com.vn)

    Trả lờiXóa